CHUYÊN ĐỀ 8. THƠ MỚI

So sánh bức tranh thiên nhiên trong hai văn bản sau:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

[…]

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Vội vàng (Xuân Diệu)

Bài làm:

– Giới thiệu lần lượt tác giả, tác phẩm của hai bài thơ, xuất xứ hai đoạn trích.

– Chỉ ra điểm tương đồng:

+ Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, với ánh nắng chan hòa, với màu xanh của cỏ cây, khu vườn rực rỡ. + Tình yêu, sự say đắm của chủ thể trữ tình dành cho thiên nhiên vạn vật, lòng thiết tha với cuộc sống. – Những nét khác biệt:

+ Bức tranh của Hàn Mặc Tử là của một vùng đất, một xứ sở riêng, còn Xuân Diệu muốn mô tả một “thiên đường trần thế” tưởng tượng, không phải miền đất cụ thể nào.

+ Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu rực rỡ, căng tràn sức sống, đầy ắp xuân sắc, xuân tình, Hàn Mặc Tử lại mô tả một khung cảnh trong trẻo, tinh khôi.

+ Con người trong thơ Xuân Diệu tha hồ ôm chiếm, thưởng ngoạn thiên nhiên, con người trong thơ Hàn Mặc Tử chỉ lặng lẽ ngắm nhìn thiên nhiên.

=> Nếu để so sánh, thiên nhiên của Xuân Diệu là bàn tiệc ngồn ngộn, còn thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử giống như một khối ngọc bích tinh xảo lấp lánh.

– Lý giải sự khác biệt:

+ Sự khác biệt trong hồn thơ, phong cách nghệ thuật của mỗi người.

+ Sự khác biệt về hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm.

+ Sự khác biệt trong thể thơ được lựa chọn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *