Skip to content

Phân tích cấu tứ và hình ảnh sắc đỏ trong bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

Chiến tranh đã qua đi nhưng những hoàn niệm về cuộc chia ly vẫn còn mãi ở đó. Nguyễn Mỹ đã sáng tác ra bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” mang lại những cảm nhận mới mẻ cho người đọc. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Dàn ý Phân tích cấu tứ và hình ảnh sắc đỏ trong bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (Phân tích cấu tứ và hình ảnh sắc đỏ trong bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ)

Thân bài:

Tóm tắt nội dung bài thơ

– Phân tích về cấu tứ:

– Cấu tứ trong nhan đề bài thơ: Cuộc chia ly màu đỏ

– Sắc đỏ: màu tượng trưng cho tình yêu, cho niềm tin, sự hy vọng=> mạch cảm xúc chính xuyên suốt bài thơ

– Tình yêu dành cho chồng, cho cách mạng

– Cấu tứ theo thời gian cuộc chia tay tiễn chồng lên đường vì Tổ Quốc

– Cấu tứ chủ yếu dựa trên nghệ thuật ẩn dụ, từ láy, hình ảnh…

– Phân tích hình ảnh sắc đỏ:

– Chói ngời sắc đỏ: gam màu chủ đạo của cuộc chia ly, màu đỏ rực rỡ

– Một cô áo đỏ, chiếc áo đỏ rực như than: hình ảnh cô gái mặc chiếc áo đỏ rực rỡ tiễn chồng lên đường=> tình yêu cháy rực

– Những cánh hoa đỏ: nhớ thương chồng

– Màu đỏ như cái màu đỏ ấy: sự bất tử của màu đỏ, minh chứng cho tình yêu

– Màu đỏ của hoa chuối

Nghệ thuật:

– Sử dụng hình ảnh độc đáo, thể thơ tự do

– Phép so sánh, ẩn dụ táo bạo

Kết bài:

– Khái quát nội dung, bài học

 

Phân tích cấu tứ và hình ảnh sắc đỏ trong bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng nhận xét: “Đọc lại những bài thơ Nguyễn Mỹ ngay ở những bài chưa thành công, như thấy được những dịp cánh vô chơi vơi của hồn thơ đang tìm bay vào quỹ đạo của mình. Ở cuộc chia ly màu đỏ, con đường ấy, Nguyễn Mỹ đã lập được đường bay của mình, riêng biệt, độc đáo, rất có ý nghĩa đối với sự kết tinh của cả thi đàn”. Ông không có nhiều tác phẩm nhưng Nguyễn Mỹ lại định hình được một phong cách, âm hưởng thơ của riêng mình. Bài thơ “cuộc chia ly màu đỏ” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Mỹ. Tác phẩm được viết vào năm 1964, khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh leo thang, dùng không quân và hải quân đánh phá ra miền Bắc nước ta. Hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước của Đảng và Hồ Chí Minh thanh niên cả nước lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Chứng kiến các cuộc chia ly của vợ và chồng, nhà thơ đã sáng tác ra bài “cuộc chia ly màu đỏ”. Nổi bật trong tác phẩm là cách sử dụng cấu tứ và hình ảnh sắc đỏ một cách độc đáo, mang lại những cảm nhận khách quan cho người đọc:

“Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ

Tươi như cánh nhạn lai hồng

Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi.

Như không hề có cuộc chia ly…”

Bài thơ được cấu tứ ngay từ nhan đề bài thơ “cuộc chia ly màu đỏ”. Tác phẩm như một bản tuyên ngôn của tình yêu cách mạng, cuộc chia ly chẳng hề đau buồn mà mang một sắc đỏ rực rỡ, chia ly để anh lên đường đi cứu nước, vì một lý tưởng chung giành lại độc lập cho Tổ Quốc. Cái sắc đỏ cùng tình yêu dành cho chồng, cho cách mạng là mạch cảm xúc chính xuyên suốt bài thơ. Nếu như các cuộc chia ly khác thường mang màu sắc ảm đạm, u buồn khi phải chia xa người mình thương yêu, khi đến với cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ ta lại thấy được cái sắc đỏ rực tượng trưng cho tình yêu, cho niềm tin, cho sự hy vọng vào tương lai tươi sáng. Bài thơ còn được cấu tứ theo thời gian cuộc chia tay, đó là khoảng thời gian tiễn chồng lên đường vì Đất Nước.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh rực rỡ với gam màu đỏ làm chủ đạo. Tiếp đến Nguyễn Mỹ đã đưa một cô gái mặc áo độ làm nổi bật lên cả trang thơ. Bằng cảm nhận tinh tế của mình, hòa nhịp vào không khí chia tay của những người đang yêu nhau nhà thơ Nguyễn Mỹ đã đưa “sắc đỏ” như điểm nhấn khiến cho cuộc chia ly mà không phải chia ly. Mở đầu bài thơ với hình ảnh “chói ngời sắc đỏ”, cái màu sắc rực rỡ nhất trong tất cả các màu để nói về cuộc chia ly. Ta vẫn thường hay thấy, khi nhắc đến cuộc chia ly người ta thường gắn với gam màu trầm, buồn bã như trắng, đen,…. Nhưng đến với nhà thơ Nguyễn Mỹ nó lại tươi mới như “nhãn lai hồng” là hình ảnh trưng cho loài hoa đỏ rực, gắn liền với tình yêu của đôi lứa, tình yêu của người vợ dành cho chồng lúc sắp chia xa. Đó là một cô gái mặc chiếc áo đỏ nổi bật, chiếc áo đỏ rực như than. Mặc dù trong khung cảnh chia ly, phải chia xa người mình yêu, cuộc chia tay không hẹn ngày gặp lại. Thế nhưng cô gái ấy vẫn hiện lên với chiếc áo đỏ rực rỡ, đứng giữa vườn hoa, làm cho chiếc áo như than lửa rực cháy. Biết rằng cuộc chia tay nào cũng có nước mắt, có đau buồn, có sự luyến tiế thế nhưng ở đây chính cái sắc đỏ ấy đã làm cho chúng ta thấy cô gái không hề bi thương, đó là những giọt nước mắt tự hào, thể hiện niềm tin vào chồng mình. Niềm tin vào một Đất Nước sớm được độc lập. Đó là biểu tượng cho tình yêu nồng cháy, mãnh liệt, tình yêu cách mạng. Những cánh hoa đỏ, màu đỏ của hoa chuối cũng góp phần tạo nên nỗi nhớ thương chồng. Nhà thơ Nguyễn Mỹ đã nhấn mạnh lại ý nghĩa của màu đỏ trong những dòng thơ cuối tác phẩm. “Màu đỏ như cái màu đỏ ấy” mang đến sự bất tử của màu đỏ trong cuộc chia ly, đây là minh chứng cho tình yêu rực rỡ, niềm tin người chồng của mình sẽ trở về. Màu đỏ rực rỡ ấy xuyên suốt của tác phẩm, màu đỏ gắn liền với tình yêu của hai người, giống như chưa từng có cuộc chia ly nào, đây là sắc đỏ của lá cờ Tổ Quốc, là niềm tin chiến thắng của dân tộc ta. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, kết hợp với nhịp điệu thơ đa dạng Nguyễn Mỹ đã mang đến những cảm xúc chân thực nhất cho người đọc. Kết hợp với việc sử dụng các phương thức biểu đạt biểu cảm kết hợp với tự sự, cùng phép so sánh, ẩn dụ táo bạo nhà thơ đã tạo nên khung cảnh một cuộc chia ly nhưng không ảm đạm mà rực rỡ cháy bỏng.

“Cuộc chia ly màu đỏ” nói về những cuộc chia ly trong chiến tranh. Bao trùm khắp bài thơ là một gam màu đỏ tươi mới, thể hiện cho tình yêu, niềm tin của cô gái dành cho chồng mình. Đây là khao khát chiến thắng, khao khát giành lại độc lập cho Đất Nước. Khẳng định tình yêu mãnh liệt của họ nhưng vì lý tưởng chung của Tổ Quốc họ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng của mình, nhưng vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm cao đẹp nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *