Skip to content

Nghị luận về thi pháp của văn học hiện đại

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

So với thi pháp học cổ điển, thi pháp học hiện đại xây dựng những hệ tiêu chí mới, những phạm trù mới. Dưới đây là bài văn Nghị luận về thi pháp của văn học hiện đại

Dàn ý Nghị luận về thi pháp của văn học hiện đại

a. Mở bài: Khái quát vấn đề nghị luận

b. Thân bài:

* Khái quát về Thi pháp của văn học hiện đại:

– Thi pháp thường được đặc trưng bởi sự đa dạng và phong phú trong cách sử dụng ngôn ngữ, hình tượng, và kỹ thuật biểu đạt.

– Các tác phẩm văn học hiện đại không chỉ phản ánh của thế giới xung quanh, mà còn là nơi tác giả thể hiện tư duy sáng tạo và cá nhân hóa, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm đến độc giả.

– Thi pháp văn học hiện đại thường thể hiện diễn biến đa chiều và phức tạp của con người, với những tầng lớp ý nghĩa sâu xa và đa diện.

* Phân tích, chứng minh qua các tác phẩm văn học:

– Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

– Tiểu thuyết Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh

– Tiểu thuyết Nhà giả kim

c. Kết bài: Đánh giá lại vấn đề nghị luận

 

Bài văn Nghị luận về thi pháp của văn học hiện đại

Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Mỗi một nhà văn nhà thơ có quan niệm khác nhau về hình tượng nghệ thuật văn học. Trong thế giới văn học hiện đại, việc khám phá và hiểu biết về thi pháp là một phần quan trọng trong việc đào sâu vào ý nghĩa và giá trị của các tác phẩm văn học. Từ sự đa dạng của cách sử dụng ngôn ngữ đến sự phá vỡ ranh giới giữa các thể loại văn học, thi pháp của văn học hiện đại đã mở ra một cánh cửa cho sự sáng tạo và thách thức.

Trong văn học hiện đại, thi pháp thường được đặc trưng bởi sự đa dạng và phong phú trong cách sử dụng ngôn ngữ, hình tượng, và kỹ thuật biểu đạt. Các tác phẩm văn học hiện đại không chỉ phản ánh của thế giới xung quanh, mà còn là nơi tác giả thể hiện tư duy sáng tạo và cá nhân hóa, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm đến độc giả. Thi pháp văn học hiện đại thường thể hiện diễn biến đa chiều và phức tạp của con người, với những tầng lớp ý nghĩa sâu xa và đa diện. Đồng thời, nó đem đến cho độc giả những ấn tượng sâu sắc, từ việc sử dụng ngôn ngữ hình tượng đến sự tương tác giữa văn bản và người đọc.

Thi pháp của văn học hiện đại thường sử dụng nhiều hình thức diễn đạt khác nhau, từ tiểu thuyết đến thơ, từ tiểu luận đến truyện ngắn. Người nghệ sĩ được tự do trong cách sử dụng ngôn ngữ mà không bị ràng buộc bởi các quy tắc cố định của văn chương. Thi pháp của văn học hiện đại thể hiện những diễn biến phức tạp và đa chiều của con người và thế giới xung quanh. Nó được thể hiện qua việc người nghệ sĩ khám phá các tầng ý nghĩa ẩn sau các sự kiện và nhân vật của mình. Đến với tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, nhà văn đã sử dụng thi pháp để thể hiện những diễn biến nội tâm phức tạp và đa chiều của con người và thế giới xung quanh. Các nhân vật được nhà văn gửi gắm tình cảm trong tác phẩm như là nhân vật Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, ông Phán Mọc Sừng,… Nhà văn Vũ Trọng Phụng đã khắc họa nhân vật của mình theo những tầng lớp xã hội khác nhau, từ người nghèo đến người giàu có, từ những người bị áp đặt cho đến những kẻ áp đặt. Có thể xem mỗi chương trong số đỏ là một màn kịch mà các xung đột diễn ra đầy kịch tính. Trong xã hội đó, kẻ vô học đào luyện trong nền văn hóa vỉa hè trở thành anh hùng cứu quốc, vĩ nhân, quả là sự châm biếm sâu cay. Qua nhân vật này, tác giả thể hiện sự tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội đương thời – xã hội tư sản đầy rẫy thói dâm ô, bịp bợm vô liêm sỉ mà Xuân Tóc Đỏ là một điển hình.

Nhà văn gửi gắm đứa con tinh thần của mình đến với độc giả. Người đọc đón nhận tác phẩm văn học với tình yêu chân thành, niềm mong đợi. Tác phẩm văn chương là nơi nhà văn nhà thơ ký gửi tình cảm đến người đọc, như trò chuyện gián tiếp với người đọc qua trang văn trang thơ. Ở đó, người đọc nhận được sự cảm thông, sẻ chia của mình. Bởi trong văn học, người nghệ sĩ và người tiếp nhận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đến với tiểu thuyết “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tác giả sử dụng ngôn ngữ gần gũi, thân thiện và dí dỏm, nó mang đến cho người đọc cảm nhận gần gũi, thân thiện. Tiểu thuyết “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã kể về tuổi thơ nghèo khó của hai anh em Thiều và Tường cùng cô bạn thân hàng xóm. Mạch truyện tự nhiên, dẫn dắt người đọc chứng kiến những rung động đầu đời của tụi nhỏ, xen vào đó là những nét đẹp của tình anh em và vài nốt trầm của sự đau đớn khi trưởng thành. Tình yêu trong truyện là những rung động ngây ngô, trong sáng đầu đời. Lần đầu tiên biết đến hoa tay, chú bé Thiều đã chạy khắp làng để xem hoa tay cho từng đứa… Nhân vật hiện lên trong tác phẩm sống động với những tính cách, tình huống bất ngờ. Qua việc khám phá những tình huống và cảm xúc của các nhân vật, độc giả được mời gọi tham gia và suy nghĩ về những vấn đề sâu xa về tình bạn, tình yêu và tuổi trẻ.

Nhà văn Theo Tề Bạch Thạch: “Nghệ thuật vừa giống vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời”. Nghệ thuật thường vừa hư vừa thực, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa bình thường vừa phi thường. Mỗi tác phẩm văn học, mỗi nhân vật, mỗi câu chữ trong tác phẩm phải tạo được sự bất ngờ, lý thú đối với người đọc. Bằng sự sáng tạo của mình, nhà văn đã thể hiện cái nhìn và ý kiến riêng của mình về thế giới. Trong “Nhà giả kim,” Coelho kể về cậu bé chăn cừu Santiago ở Tây Ban Nha. Thay vì đáp ứng mong muốn của cha mẹ cậu là trở thành một linh mục để đem lại niềm tự hào cho gia đình thì cậu trai ấy đã bỏ lại gia đình và sự nghiệp sáng lạng của mình để được chu du khắp Andalusia và trở thành một kẻ chăn cừu. Điểm đặc biệt là trong suốt hành trình ấy, cậu chẳng mang gì giá trị ngoài một cây gậy, vài đồng tiền lẻ, một bầy cừu và thú vị nhất là một quyển sách. Trong suốt hành trình tìm kho bấu, cậu đã gặp một vài người, một vài câu chuyện kỳ lạ, mọi thứ diễn ra như một chuỗi mắt xích đưa cậu đến gần hơn với kho báu. Có lúc cậu phải thừa nhận rằng, mọi việc diễn ra dường như đều có một ý nghĩa riêng của nó. Trải qua hành trình đầy gian nan, cuối cùng Santiago cũng hoàn tất hành trình đi tìm kho báu của mình, cậu gặp không ít những khó khăn, thử thách. Mà theo như tác giả nói thì đó là những cách riêng mà cuộc đời đang thử thách chúng ta, có thể là để mọi chuyện xảy ra cùng một lúc hoặc có khi là chảng xảy ra điều gì. Tác phẩm này không chỉ là một câu chuyện mà còn là một triết lý về cuộc sống và sự tự do, tạo ra một ảnh hưởng sâu sắc đối với độc giả.

Thi pháp của văn học hiện đại không chỉ là cách nhà văn truyền đạt câu chuyện đến người đọc mà còn là phương tiện hữu ích để thể hiện sự phức tạp của cuộc sống và con người. Văn học không đơn giản là sao chép các hiện tượng đời sống mà còn nắm bắt các ý nghĩa giá trị của hiện thực bằng những hình tượng sáng tạo. Mọi hiện tượng đời sống khi bước vào thế giới nghệ thuật sẽ mang giá trị sâu sắc mà nhà mang gửi gắm vào tác phẩm văn chương. Nhà văn không sao chép y nguyên hiện thực cuộc sống mà thông qua lăng kính sáng tạo của mình, nhà văn gửi đến người đọc đứa con tinh thần của mình. Và trong nền văn học hiện đại, thi pháp văn học đã giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *