Skip to content

Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ Lạy trước Đền Hùng

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ Lạy trước Đền Hùng để thấy được tấm lòng thành kính của người con với cội nguồn.

Tìm hiểu về tác giả Lê Thi và bài thơ Lạy trước Đền Hùng

Tác giả Lê Thi

– Lê Thi là một nhà thơ có phong cách sáng tác đậm chất sử thi, với tình cảm lớn lao dành cho dân tộc, đất nước, và con người Việt Nam.

– Dù viết không nhiều, nhưng thơ của Lê Thi luôn mang đậm cảm xúc về nguồn cội, tổ tiên, và lòng biết ơn đối với những giá trị lịch sử của dân tộc.

– Khi lần đầu về thăm Đền Hùng, Lê Thi đã trải qua cảm xúc mạnh mẽ, thể hiện lòng thành kính và niềm hạnh phúc khi được kết nối với cội nguồn của dân tộc.

– Tác phẩm tiêu biểu của Lê Thi là bài thơ “Lạy trước Đền Hùng”, biểu đạt cảm xúc tìm về nguồn cội và ngợi ca tổ tiên.

– Thơ của Lê Thi khéo léo sử dụng nghệ thuật đối lập để nhấn mạnh sự bất công và đau thương mà dân tộc Việt Nam phải trải qua, đồng thời khơi dậy lòng yêu nước và trân quý văn hóa dân tộc.

Bài thơ Lạy trước Đền Hùng

Bài thơ:

Lạy trước Đền Hùng

Con là đứa trẻ sau bốn ngàn năm
Ngước nhìn lên tổ tiên cao vời vợi
Đền Hùng – ngày con về nguồn cội
Dưới bóng cây già nước mắt chợt rơi

Ơi Vua Cha nhân hậu ngàn đời
Sao đất nước lâm nguy bao lần giặc giã
Trống đồng thiêng in chiến thuyền lấp loá
Mũi tên oai hùng lớp lớp vút bay

Đứng trước Đền Hùng thắp nén nhang cay
Thương đất nước can trường trăm ngàn trận mạc
Mỗi phận người cũng lấm lem bùn đất
Hạt lúa, củ khoai mưa nắng dãi dầu

Đã qua rồi bao mất mát khổ đau
Đền Hùng con về miền trung du xanh mát
Nghĩa Lĩnh trời mây dịu lành trong nắng sớm
Soi bóng mình Giếng Ngọc phút thiêng liêng

Tưởng chạm rồi hạnh ngộ bóng tiền nhân
Thuở vua cấy, dân cày đồng xanh bát ngát
Gặp Thánh Gióng oai hùng phi ngựa sắt
Ngọn lửa thiêng thắp sáng nước non nhà

Con ngước nhìn lên hương khói nhạt nhòa
Nghe lòng mắt cay cay niêm rung cảm
Bầu trời cao thiêng liêng đàn chim
Lại bay về ngự đỉnh sáng mai này.

Nội dung: “Lạy trước Ðền Hùng” là bài thơ giàu cảm xúc và dào dạt ý tưởng về niềm kính vọng thiêng liêng đối với các Vua Hùng đã có công dựng nước.

Cảm nghĩ về bài thơ Lạy trước Đền Hùng

Cảm hứng về thời đại các Vua Hùng luôn là đề tài xuyên suốt trong  thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay. Trải qua hàng nghìn năm đánh giặc giữ nước, hình tượng các Vua Hùng, Đền Hùng mãi mãi là niềm kính vọng thiêng liêng mà nhân dân ta hướng về để vun đắp và lưu truyền văn hóa cội nguồn dân tộc. Bài thơ “Lạy trước Đền Hùng” tiêu biểu cho cảm xúc tìm về nguồn cội, tổ tiên để tưởng niệm, ngợi ca, từ đó giúp thế hệ trẻ biết trân quý hơn cuộc sống đẹp tươi hiện tại.

Đọc khổ thơ đầu, mỗi chúng ta đều nghẹn ngào xúc động qua tấm lòng ký thác của thi nhân hướng về nguồn cội, Tổ quốc và các Vua Hùng đã có công dựng nước. Tác giả đã để trái tim mình hướng về quá khứ hàng nghìn năm đấu tranh dựng xây và bảo vệ Tổ quốc trước ngoại bang, đặc biệt tác giả đã khơi gợi lại những đau thương, mất mát nhưng cũng thật hào hùng của một thời đại xa xưa. Hai khổ thơ 3 và 4 thực sự là những câu thơ hay nhất, xúc động nhất. Tác giả thật khéo léo khi dùng nghệ thuật đối lập để nói lên sự phi lý, bất công mà nhân dân ta phải gánh chịu: “Ôi Vua Cha nhân hậu ngàn đời” nhưng “Sao đất nước lâm nguy bao lần giặc giã”. Không những thế, tác giả còn biết khơi dậy tình cảm yêu nước, yêu văn hóa thời đại các Vua Hùng và hướng về nguồn cội thông qua hình tượng trống đồng để biểu đạt thật sinh động và dễ lay thức trái tim người đọc.

Các hình ảnh: trống đồng – một biểu tượng văn hóa của dân tộc ta suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, hình ảnh “chiến thuyền lấp lóa”, “hạt lúa, củ khoai” vừa khơi gợi về quá khứ vất vả, gian lao của cha ông, cũng là để ẩn dụ cho cuộc đời quật cường đánh giặc và lam lũ của nhân dân lao động.

Từ quá khứ đau thương nhưng rất đỗi hào hùng trong thời đại các Vua Hùng, nhà thơ đưa người đọc trở về thực tại, về với cuộc sống hôm nay trong công cuộc dựng xây đất nước. Đền Hùng, Phú Thọ với miền trung du bát ngát lúa đồng cùng dãy núi Nghĩa Lĩnh mây trời dịu lành trong nắng sớm đã làm cho hình ảnh khổ thơ thứ 4 thanh thoát, nhẹ nhàng. Hình tượng Giếng Ngọc – Đền Hùng hiện ra vừa thiêng liêng vừa gần gũi. Quá khứ trang nghiêm và thực tại cuộc đời tươi đẹp, sống động cứ thế hòa quyện vào nhau, tan trong niềm cảm xúc hoài niệm vô biên.

Khổ thơ cuối bài khép lại với hình tượng khói hương nhạt nhòa nơi Đền Hùng cùng hình ảnh đàn chim Lạc bay về ngự đỉnh núi Hùng thuộc dãy Nghĩa Lĩnh như một biểu tượng thiêng liêng và tràn đầy xúc động. Sự tưởng vọng của tác giả hướng về cội nguồn cũng chính là nỗi niềm chung của hàng triệu trái tim người dân nước Việt.

“Lạy trước Đền Hùng” là bài thơ giàu cảm xúc và dào dạt ý tưởng về niềm kính vọng thiêng liêng đối với các Vua Hùng đã có công dựng nước. Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc, song thi phẩm đã chạm được trái tim người đọc bởi sự tha thiết, chân thành.

Thành kính và xúc động khi lần đầu về thăm đất Tổ, đứng trước Đền Hùng, tác giả đã bày tỏ niềm cảm xúc trào dâng “trước tổ tiên cao vời vợi”. Đó là cảm xúc của lớp hậu sinh trước tiền nhân hàng nghìn năm nhưng thật đậm sâu và tha thiết nghĩa tình.

Phân tích bài thơ Lạy trước Đền Hùng

Cảm hứng về thời đại các Vua Hùng luôn là đề tài xuyên suốt trong thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay. Trải qua hàng ngàn năm đánh giặc giữ nước, hình tượng các Vua Hùng, Ðền Hùng mãi mãi là niềm kính vọng thiêng liêng mà nhân dân ta hướng về để vun đắp và lưu truyền văn hóa cội nguồn dân tộc. Tác giả Lê Thi, tuy viết không nhiều, nhưng theo chỗ tôi biết, thơ anh bao giờ cũng biểu đạt những tâm sự, tình cảm lớn về dân tộc, đất nước và con người Việt Nam qua cái nhìn đậm chất sử thi. Bài thơ “Lạy trước Ðền Hùng” là thi phẩm tiêu biểu cho cảm xúc tìm về nguồn cội, tổ tiên để tưởng niệm, ngợi ca, từ đó giúp thế hệ trẻ biết trân quý hơn cuộc sống tươi đẹp hiện tại.

Thành kính và xúc động khi lần đầu về thăm đất Tổ, đứng trước Ðền Hùng, tác giả Lê Thi đã bày tỏ niềm cảm xúc trào dâng “trước tổ tiên cao vời vợi”. Ðó cảm xúc của lớp hậu sinh trước tiền nhân hàng ngàn năm nhưng thật đậm sâu và tha thiết nghĩa tình:

Con là đứa trẻ sau bốn ngàn năm

Ngước nhìn lên tổ tiên cao vời vợi

Ðền Hùng – ngày con về nguồn cội

Dưới bóng cây già nước mắt chợt rơi

Như đứa trẻ tìm được bầu sữa mẹ, như người con lần đầu hạnh ngộ cội nguồn, niềm hạnh phúc vô biên ấy đã hóa thành những giọt nước mắt “chợt rơi” trong phảng phất khói hương tưởng niệm. Quả thật, đọc khổ thơ đầu, mỗi chúng ta đều nghẹn ngào xúc động qua tấm lòng ký thác của thi nhân hướng về nguồn cội, Tổ quốc và các Vua Hùng đã có công dựng nước.

Về đứng trước Ðền Hùng và bái vọng các Vua Hùng, Lê Thi đã để trái tim mình hướng về quá khứ hàng ngàn năm đấu tranh dựng xây và bảo vệ Tổ quốc trước ngoại bang, đặc biệt tác giả đã khơi gợi lại những đau thương, mất mát nhưng cũng thật hào hùng của một thời đại xa xưa. Trong thời đại các Vua Hùng, biết bao câu chuyện truyền thuyết vẫn còn lưu truyền đến ngày nay, kể lại nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Tác giả đã thật khéo léo khi sử dụng nghệ thuật đối lập để nói lên sự phi lý, bất công mà nhân dân ta phải gánh chịu: “Ôi Vua Cha nhân hậu ngàn đời” nhưng “Sao đất nước lâm nguy bao lần giặc giã”. Không những thế, tác giả còn biết khơi dậy tình cảm yêu nước, yêu văn hóa thời đại các Vua Hùng và hướng về nguồn cội thông qua hình tượng trống đồng để biểu đạt thật sinh động và dễ lay thức trái tim người đọc:

Ơi Vua cha nhân hậu ngàn đời

Sao đất nước lâm nguy bao lần giặc giã

Trống đồng thiêng in chiến thuyền lấp lóa

Mũi tên oai hùng lớp lớp vút bay

Trống đồng – một biểu tượng văn hóa của dân tộc ta suốt bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nhìn mặt trống đồng “sáng lên sau lớp đất vùi” hỏi lòng ai không cảm động rưng rưng? Ðất nước trải qua trăm ngàn trận mạc, vậy nên đời sống nhân dân thời đại các Vua Hùng cũng gian khổ, vất vả vô cùng. Ðặc biệt độc đáo và dễ khơi gợi tâm tình người đọc khi tác giả Lê Thi đưa vào các hình ảnh “chiến thuyền lấp lóa”, “hạt lúa, củ khoai” để ẩn dụ cho cuộc đời quật cường đánh giặc và lam lũ của nhân dân lao động:

Ðứng trước Ðền Hùng thắp nén nhang cay

Thương đất nước can trường trăm ngàn trận mạc

Mỗi phận người cũng lấm lem bùn đất

Hạt lúa, củ khoai mưa nắng dãi dầu

Từ quá khứ đau thương nhưng rất đỗi hào hùng trong thời đại các Vua Hùng, nhà thơ Lê Thi bất chợt đưa người đọc trở về thực tại, về với cuộc sống hôm nay trong công cuộc dựng xây đất nước. Ðền Hùng, Phú Thọ với miền trung du bát ngát lúa đồng cùng dãy núi Nghĩa Lĩnh mây trời dịu lành trong nắng sớm đã làm cho hình ảnh khổ thơ thứ 4 thanh thoát, nhẹ nhàng. Hình tượng Giếng Ngọc – Ðền Hùng hiện ra vừa thiêng liêng vừa gần gũi. Tác giả cứ để trái tim mình lâng lâng xúc động, vừa liên tưởng đến quá khứ vừa xúc động trào dâng trong phút giây hiện tại. Quá khứ trang nghiêm và thực tại cuộc đời tươi đẹp, sống động cứ thế hòa quyện vào nhau, tan trong niềm cảm xúc hoài niệm vô biên:

Tưởng chạm rồi hạnh ngộ bóng tiền nhân

Thuở vua cấy, dân cày đồng xanh bát ngát

Gặp Thánh Gióng oai hùng phi ngựa sắt

Ngọn lửa thiêng thắp sáng nước non nhà

Khổ thơ cuối bài khép lại với hình tượng khói hương nhạt nhòa nơi Ðền Hùng cùng hình ảnh đàn chim Lạc bay về ngự đỉnh núi Hùng thuộc dãy Nghĩa Lĩnh như một biểu tượng thiêng liêng và tràn đầy xúc động. Sự tưởng vọng của tác giả hướng về cội nguồn cũng chính là nỗi niềm chung của hàng triệu trái tim người dân nước Việt. “Lòng mắt cay cay” ở khổ thơ cuối được khơi gợi lại theo kiểu kết cấu vòng tròn về ý tưởng như hình ảnh “nước mắt chợt rơi” trong khổ thơ đầu, nhờ đó Lê Thi kết lại bài thơ thật biểu cảm và cũng đầy dụng ý nghệ thuật:

Con ngước nhìn lên hương khói nhạt nhòa

Nghe lòng mắt cay cay niềm rung cảm

Bầu trời cao thiêng liêng đàn chim Lạc

Lại bay về ngự đỉnh sáng mai nay.

“Lạy trước Ðền Hùng” là bài thơ giàu cảm xúc và dào dạt ý tưởng về niềm kính vọng thiêng liêng đối với các Vua Hùng đã có công dựng nước. Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị; hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc; song thi phẩm đã chạm được trái tim người đọc bởi sự tha thiết, chân thành. Thế mới biết, thơ hay cốt không nhất thiết phải cầu kỳ, phá cách, miễn sao tìm được con đường gần nhất để trái tim đi đến trái tim.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *