Đọc hiểu Bảo Kính Cảnh Giới 28 (2 đề)
Tổng hợp các đề Đọc hiểu Bảo Kính Cảnh Giới 28 của Nguyễn Trãi trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhất bám sát nội dung các đề thi Văn Đọc hiểu
Ngữ liệu đọc hiểu bài thơ Bảo Kính Cảnh Giới 28
Bảo Kính Cảnh Giới 28
Nguyễn Trãi
Nghìn dặm xem mây nhớ quê,
Chẳng chờ cởi ấn gượng xin về.
Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại,
Hai chữ công danh biếng vả vê.
Dẫn suối nước đầy cái trúc,
Quẩy trăng túi nặng thẳng hề.
Đã ngoài chưng thế dầu hơn thiệt,
Chẳng quản ai khen chẳng quản chê.
(Bảo Kính Cảnh Giới 28, in trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Tãi toàn tập, 1976)
Đọc hiểu Bảo Kính Cảnh Giới 28 của Nguyễn Trãi (Trắc nghiệm)
Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ?
A. Thể thơ Nôm đường Luật
B. Thể thơ lục bát
C. Thể thơ thất ngôn
D. Thể thơ ngũ ngôn
Câu 2: Dòng thơ thứ 2,3 sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh
B. Đối
C. Nhân hóa
D. Lặp từ
Câu 3: Bảo Kính Cảnh Giới được tác giả sáng tác năm nào?
A. 1979
B. 1930
C. 1820
D. 1438 – 1439
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Bảo Kính Cảnh Giới 28 của Nguyễn Trãi (Trắc nghiệm)
Câu 1: A. Thể thơ Nôm đường Luật => Dựa vào nội dung của bài thơ
Câu 2: B. Đối => Đối bầu phong nguyệt với chữ công danh
Câu 3: D. 1438 – 1439 => Dựa vào hoàn cảnh sáng tác của bài.
Đọc hiểu Bảo Kính Cảnh Giới 28 của Nguyễn Trãi (Tự luận)
Câu 1: Câu thơ nào nói về hành động cáo lão hồi hương của tác giả?
Câu 2: Qua bài thơ, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn Nguyễn Trãi?
Câu 3: Từ nội dung bài thơ, em có suy nghĩ gì về việc chạy theo danh vọng của tuổi trẻ hiện nay? ( Viết khoảng 5 – 7 dòng)
Câu 4: Nêu ý nghĩa của bài thơ trên.
Câu 5: Nêu nội dung chính của bài thơ trên.
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Bảo Kính Cảnh Giới 28 của Nguyễn Trãi (Tự luận)
Câu 1:
– Câu “Chẳng chờ cởi ấn gượng xin về.” nói về hành động cáo lão hồi hương của tác giả
Câu 2:
– Em cảm nhận về tâm hồn Nguyễn Trãi là người muốn sống tự do và thoải mái, không quan tâm đến danh vọng hay sự nghiệp. Ông đi tìm niềm vui cho bản thân ở nơi thôn quê dân dã, ông hướng đến cuộc sống an nhàn nơi không có đấu đá cầm quyền như ở triều đình.
Câu 3:
Nhiều người trong chúng ta chỉ biết sống và chạy theo tham vọng của mình, muốn đạt được danh vọng, vinh quang. Họ không có thời gian dành cho gia đình, người thân và họ cũng không biết mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc những người xung quanh. Có rất nhiều người vì tham vọng cá nhân mà đánh mất chính mình. Không ai sống mà không có những tham vọng, danh vọng của riêng mình, nhưng đừng vì tham vọng mà biến cuộc sống của mình và những người xung quanh trở nên đau khổ hơn, xa cách hơn. Và có những tham vọng rất đẹp, nhưng có những tham vọng ăn mòn tâm hồn của con người. Chúng ta hãy hướng tới danh vọng của mình khi nó mang đến những lợi ích thiết thực cho bản thân và những người xung quanh. Hãy để tham vọng đó mang đến một ý nghĩa nào đó với mọi người để khi bản thân mình thực hiện được điều đó sẽ nhận lại được hạnh phúc gấp bội phần.
Câu 4:
Bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê và sự nhàn nhã của ông khi đã rời xa chốn đô thành và công danh. Bài thơ cũng phản ánh tâm hồn cao thượng và tự tôn của ông, không quan tâm đến lời khen chê của thiên hạ.
Câu 5:
Bài thơ miêu tả về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, nỗi nhớ quê hương và qua đó thể hiện về cốt cách và con người Nguyễn Trãi. Dù ở chốn quan trường đấy áp lực, mệt mỏi nhưng nỗi nhớ quê hương vẫn trào dâng. Những hình ảnh quê hương được hiện ra rõ nét với “phong nguyệt nhàn tự tại”, “suối nước đầy cái trúc”, “quẩy trăng túi nặng thẳng hề”. Bài thơ còn thể hiện thái độ dứt khoát, không màng danh lợi của nhà thơ.