Ta từng không ít lần cảm thấy bất ngờ, ngạc nhiên trước những câu hỏi hay hành động bất ngờ của những đứa trẻ, giống như câu chuyện của nhân vật mẹ trong “ chuyện tô phở”. Cùng tham khảo bài phân tích người mẹ trong ”chuyện tô phở” để thấy được câu chuyện về đứa con trai bé nhỏ ngoan ngoãn đã hiểu chuyện như thế nào nhé!

Dàn ý Viết bài văn phân tích người mẹ trong ”Chuyện tô phở”

1. Mở bài:

– Trình bày khái quát nội dung cần phân tích:

+ Giới thiệu khái quát về nội dung câu chuyện “ chuyện tô phở “ với nhân vật cậu bé Bi và người mẹ của mình.

+ Đánh giá khái quát về nhân vật người mẹ: thuộc tầng lớp khá giả trong xã hội, thế nhưng lại có thái độ thờ ơ, vô cảm trước những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

2. Thân bài:

– Phân tích nội dung cụ thể về nhân vật người mẹ:

+ Đó là người phụ nữ thuộc tầng lớp khá giả, có điều kiện, cuộc sống dư giả về tiền bạc, có một người con trai tên là Bi.

+ Con trai được mẹ đưa đón đi học mỗi ngày trên chiếc xe đắt tiền, lãng phí trong việc đổ đi tô phở có giá trị gấp mấy lần những ổ bánh mì của người dân lao động nghèo.

+ Người mẹ ấy không thực sự lắng nghe ý kiến của con mình, thay vào đó nuôi dạy theo kiểu áp đặt ý kiến của bản thân, không tôn trọng quan điểm của con.

+ Mẹ luôn ép Bi phải ăn cho hết, bởi quan điểm ăn nhiều cho khỏe, dù chính bản thân mình lại lãng phí thức ăn bằng việc đổ đi.

+ Người mẹ ấy có vẻ như vô cảm, không quan tâm tới quan điểm của con muốn nhường lại một phần tô phở cho bạn bán vé số vất vả, trái lại phớt lờ đi, rồi còn lạnh lùng nhìn cô bán hàng đổ nửa tô phở thừa vào thùng rác, trước sự thèm thuồng của đứa trẻ bán vé số gầy gò cực khổ nọ.

 

+ Người mẹ đã nhận ra sai lầm về thái độ của mình, khi chứng kiến cậu bé bán vé số ấy chạy vào đưa con trai mình gói xôi nhỏ với lí do: “ tao ăn không có hết, để dành cho mày.” và chị cảm thấy xấu hổ với hành động trước đó của mình.

+ Ta đánh giá rằng, đây là một người mẹ lạnh lùng vô cảm, trái ngược với con trai chị ta là một đứa trẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện và có trái tim ấm áp.

– Phân tích giá trị đặc sắc về nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật:

+ Đặt nhân vật mẹ vào hoàn cảnh bất ngờ, với chi tiết đứa trẻ nghèo đưa con trai mình gói xôi, giúp chị nhận ra bài học sâu sắc cho bản thân, đồng thời tái hiện thành công thực trạng vô cảm của một bộ phận nhỏ tầng lớp khá giả trong xã hội.

+ Không dùng từ ngữ miêu tả để đặc tả về ngoại hình hay tính cách, nhưng mạch kể chuyện lôi cuốn cùng diễn biến tâm lí nhân vật kết hợp ngôn ngữ đối thoại logic đã làm nổi bật tính cách và sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật.

– Bài học rút ra sau câu chuyện:

+ Biết sống phải tiết kiệm, đồng thời biết quan tâm san sẻ, đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

+ Mỗi người làm cha làm mẹ, gánh vác trên mình trách nhiệm nuôi dưỡng, phải răn dạy con những điều tốt, trở thành tấm gương sáng cho con noi theo.

+ Đồng thời, cần lắng nghe tôn trọng quan điểm ý kiến của con, không nên áp đặt con cái mình theo suy nghĩ rập khuôn, cứng nhắc. Ép buộc sẽ gây ra tác dụng phụ, nuôi dưỡng con cái trở nên chống đối, cứng đầu.

 

3. Kết bài:

– Khẳng định vấn đề cần phân tích:

+ Người mẹ ấy có cách nuôi dạy con chưa đúng, đồng thời cũng vô cảm trước mảnh đời khó khăn, và sống lãng phí tốn kém.

+ Bài học cho chính bản thân mình, sống phải biết đồng cảm giúp đỡ cho kẻ khó, đừng vì hoàn cảnh của họ mà dè bỉu chê bai.

+ Cho đi mà không mong nhận lại, bởi điều tốt đẹp rồi sẽ đến với chúng ta.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *