CHUYÊN ĐỀ 3. VĂN NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI

Có người nhận xét “Đằng sau hình tượng kì vĩ của người nghĩa sĩ nông dân”, bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thấp thoáng chân dung một triều đình phong kiến đáng thất vọng”. Viết bài văn bày tỏ quan điểm của anh (chị) về ý kiến trên

Bài làm:

Đây là nhận định chính xác, tuy không phải hình tượng trung tâm, nhưng triều đình nhà Nguyễn được nhắc đến khá nhiều trong tác phẩm.

– Quan lại ngó lơ tình cảnh của người dân: “tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa”.

– Binh sĩ triều đình được tập rèn “mười tám ban võ nghệ”, “chín chục trận binh thư”, trang bị “bao tấu”, “bầu ngòi”, “dao tu”, “nón gõ”, nhưng người chiến đấu lại là những người nông dân. – Người nghĩa sĩ đã hi sinh để chiến đấu vì đất nước nhưng tình cảnh đất nước vẫn còn nguy nan “Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé…, ai cứu đặng một phường con đỏ”.

– Thương xót người nghĩa sĩ, cũng là chất vấn trách nhiệm người đứng đầu “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ”

(“vương thổ” là đất của vua, “thiên dân” là dân của trời hoàng đế tự xưng thiên tử cai quản thần dân, coi khắp thiên hạ đều là đất của mình, nhưng khi đất bị cướp, người dân bị hại thì thiên tử không bảo vệ).

=> Nguyễn Đình Chiểu vẫn kiên định lập trường trung quân ái quốc, nhưng tư tưởng thân dân thể hiện rõ nét.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *