Viết bài văn chứng minh nói dối có hại cho bản thân

Lời nói dối như mũi dao đâm thẳng vào lòng tin của con người, để lại những hậu quả không ngờ tới. Hãy cùng Hocmai360 Lập dàn ý và phân tích bài nghị luận để thấy rằng “ Nói dối gây hại cho bản thân”


Dàn ý chứng minh nói dối có hại cho bản thân

I. Mở bài 

Dẫn dắt vấn đề nghị luận 

II. Thân bài

1. Giải thích 

- Nói dối là hành động sai trái , nói sai sự thật , nói sai những gì mình nghe hoặc nhìn thấy làm sai lệch cách nhìn nhận của người khác về một vấn đề hay con người.

=>> Nói dối có hại cho bản thân và xã hội 

2. Bàn luận

- Nói dối khiến niềm tin mọi người xung quanh biến mất

- Nói dối khiến đạo đức của bản thân mình ngày càng đi xuống

- Nói dối gây hại cho xã hội 

- Nói dối đôi khi cũng có những mặt tích cực 

=>> Dù mang tính tiêu cực hay tích cực chúng ta vẫn không nên nói dối bởi lẽ lời nói thật bao giờ cũng là cội nguồn của cái đẹp.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Rèn luyện  tính trung thực

- Sẵn sàng nhận sai khi mắc lỗi 

- Không gian xảo

- Cảnh tỉnh với những lời nói dối 

III. Kết bài 

Khẳng định lại vấn đề nghị luận 


Chứng minh nói dối có hại cho bản thân

Giành được lòng tin từ người khác rất khó nhưng để phá huỷ nó có lẽ chủ cần một vài lời nói dối. Chúng ta đều nghĩ rằng lời nói dối đôi khi chỉ để mọi chuyện được êm xuôi  nhưng chưa bao giờ thấy hậu quả sau đó của nó. Người ta vẫn thường hay nói “ Nói dối chẳng khác nào đi lạc trong rừng, càng đi sâu càng khó tìm lối ra”. Quả thật vậy, lời nói dối dù ít hay nhiều cũng đều có hại cho chúng ta.

Nói dối là nói sai sự thật, nói sai những gì mình nghe thấy hoặc nhìn thấy làm sai lệch cách nhìn nhận của mình và người khác về một vấn đề hay con người. Người xưa vẫn thường có câu “ Một lần bất tín, vạn lần bất tin “ nói dối giống như lòng tin con người mang ra để cá cược một khi đã mất đi thì khó có thể lấy lại được.

Viết bài văn chứng minh nói dối có hại cho bản thân

Lời nói đôi khi chỉ để nghe nhưng lại mang đến rất nhiều tai hại, nói dối khiến niềm tin của mọi người xung quanh biến mất. Ta đã được đọc câu chuyện cậu bé chăn Cừu, cũng chỉ vì nói dối nên không nhận được lời sự giúp đỡ của bất kì ai nên mới bị đàn sói ăn thịt. Một lần nói dối thành công, chúng ta nghĩ mọi chuyện đều được bỏ qua dễ dàng nhưng khi lỗi sai ấy liên tục lặp đi lặp lại sẽ khiến những người xung quanh ta khó chịu, dần mất đi thiện cảm trong mắt họ và dần dần chúng ta mất đi mối quan hệ xung quanh. 

Không chỉ vậy nói dối khiến phẩm chất đạo đức trong con người ta bị hạ thấp.Nói dối nhiều sẽ thành thói quen và đôi khi chúng ta lừa dối cả chính bản thân mình. Một trong những điều làm ta trở nên tệ đi trông thấy là khi biết mình có nhiều mặt không tốt nhưng lại tự lấp đầy nó bằng cách bỏ qua và lừa gạt chính cảm xúc của mình.

Người ta không phải nhớ bất cứ điều gì nếu như không nói dối, bởi lẽ nói dối sẽ khiến ta rơi vào tình trạng lo âu, thấp thỏm lo sợ một lúc nào đấy mình sẽ bị phát hiện. Rộng lớn hơn lời nói dối lại mang đến hậu quả xấu cho cả một xã hội. Hãy thử tưởng tượng chúng ta dốc hết lòng để bảo vệ một dự án nghiên cứu nhưng sau đó lại phát hiện rằng những gì chúng ta mong đợi đều là giả dối, không có một dự án nghiên cứu nào. Tất cả sự kì vọng, nguồn lực kinh tế hay xã hội bỏ vào cũng đều là không công.Một xã hội văn minh thì điều cần thiết nhất là chúng ta đều phải biết tôn trọng lẫn nhau.

Lời nói dối đôi khi không quá xấu xa khi dùng để an ủi và động viên ai đó.Nó sẽ thật có ích nếu nhằm hướng con người ta tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng dù tốt hay xấu hì lời nói dối nào cũng đều có hại, và  cái tốt, những sự thật bao giờ cũng là cội nguồn của cái đẹp. 

Nhà sử học người Anh Thomas Fuller đã khẳng định rằng “ Lời nói dối không có chân, nhưng tai tiếng thì có cánh” bởi vậy nên chúng ta hãy sống thật với chính mình và luôn trung thực với mọi người, mọi hoàn cảnh. Lời nói thật đôi khi sẽ khiến người khác khó chịu nhưng chí ít chúng ta vẫn đang được sống là chính mình. Là một thế hệ mới của đất nước việc chúng ta cần làm là rèn luyện cho mình lòng trung thực, không gian dối, hãy luôn nâng cao cảnh giác, tránh xa những người luôn có tâm ý gian xảo, và cảnh tỉnh cho những người xung quanh biết rằng nói dối là một thói quen xấu của con người.

Như vậy có thể khẳng định lại rằng nói dối không chỉ là một hành động xấu mang tính tiêu cực, mà còn dẫn đến tai hại cho bản thân ta và xã hội, vì vậy nếu có thể thì hãy luôn trung thực bởi sự thật bao giờ cũng là nguồn gốc của cái đẹp.

Phương Thảo
17/4/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question