Trình bày những hiểu biết của bạn về phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

Những vấn đề về nữ quyền luôn được nhiều người quan tâm nhất là những người phụ nữ luôn bị chế độ phong kiến chèn ép. Hãy cùng nhau đi Trình bày những hiểu biết của bạn về phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX nhé!


Trình bày những hiểu biết của bạn về phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX - Mẫu 1

Văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên” của Trần Nhật Vy chủ yếu viết về nữ sĩ Manh Manh một trong những người con yêu nước, mang tư tưởng lớn. Trong văn học Việt Nam bà cũng là người có những đóng góp to lớn. Cuộc sống phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và trong những năm đầu thế kỉ XX gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Như trong thời kì chế độ phong kiến, phụ nữ Việt Nam không được phép đi học không được phép ra ngoài chơi mà phải ở nhà chăm con, làm việc nhà. Khi đến đầu thế kỉ XX, những người phụ nữ vẫn luôn bị chèn ép đủ đường bởi chính sách hà khắc của chế độ phong kiến. Về phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, trong buổi nói chuyện ở Hội chợ phụ nữ được tổ chức tại vườn Tao Đàn, bà nói: “Đối với những người như chúng tôi đây, ngu mà muốn học cho khôn, dốt mà muốn học cho giỏi, không biết mỹ thuật mà biết yêu mến mỹ thuật, không biết văn chương mà muốn cảm mến văn chương thì Nữ lưu học hội thiệt là cần ích cho chúng tôi lắm”. Tại Huế, trong bài nói chuyện “Dư luận nam giới với phụ nữ tân tiến”, bà nói: “Chủ nghĩa phụ nữ là làm thế nào để giải phóng phụ nữ khỏi những lễ giáo hủ bại, binh vực quyền lợi cho phụ nữ, kiếm những cách sinh hoạt cho chị em để sự sống của mình được hoàn toàn hơn, và nâng cao trình độ trí thức của mình”. Làm vậy là bởi khi ấy vẫn còn quan niệm: “Đến thế kỷ thứ 20 đàn bà An Nam lại có nảy sanh một số người quái gở! Họ vượt ra khỏi buồng the, chẳng theo lễ giáo cũ: họ cũng đi học đi làm như đàn ông. Họ tự do đi, đứng, nói cười, ra giữa công chúng vợt banh, đá cầu, lập hội hè, đến chỗ đông mà tranh cãi”. Tại hội quán Khai Trí Tiến Đức Hà Nội bà nói: “Đàn bà tân tiến là đàn bà mới, biết đi theo trào lưu xã hội, theo thời đại văn minh hiện chừ” và người đàn bà ấy chỉ “xin ngang hàng với đàn ông, xin được đồng một phẩm giá làm người trong xã hội”. Buổi nói chuyện tại Hà Nội của bà được báo chí Hà Nội ghi nhận: “Tối hôm thứ bảy vừa rồi, cái lối cô Kiêm lên diễn đàn, công chúng đã ồ ạt kéo đến hội quán phố Hàng Trống như nước chảy, lũ lượt bọn năm bọn ba, ông có, bà có, trai có, gái có, đến nỗi mấy bác nhà quê đi đường ngơ ngác hỏi nhau: họ đi xem hội gì đông thế?”. Tờ Ngọ Báo viết: “Trong nơi diễn đàn, ngày thường lỏng chỏng mấy bàn tổ tôm điếm, coi rộng thênh thang, hôm nay đà gấp đôi thế cũng chẳng đủ chỗ cho công chúng đứng, ngồi. Trên gác, dưới nhà, không một chỗ hở...”. Sự thành công của bà Nguyễn Thị Kiêm đã tạo ra một phong trào phụ nữ mới hết sức sôi nổi, thúc đẩy các bà tham gia nhiều hoạt động xã hội ở Sài Gòn, Hà Nội từ những năm thế kỉ XX.

Trình bày những hiểu biết của bạn về phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

Trình bày những hiểu biết của bạn về phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX - Mẫu 2

Vấn đề nữ quyền là một trong những vấn đề luôn được quan tâm. Trải qua những thời đại lịch sử khác nhau, vấn đề nữ quyền cũng được nói đến với những biểu hiện khác nhau nhưn chung là đều chịu nhiều chèn ép của chế độ phong kiến. Do vậy mà sự xuất hiện của ý thức nữ quyền trong mọi thời đại đều xuất phát từ sự bất bình đẳng trong xã hội. Trong cuộc đấu tranh xã hội về quyền con người, sự tiến bộ trong nhận thức đã dẫn đến ý thức về vấn đề nữ quyền. Thuật ngữ phong trào nữ quyền được Fourier đưa ra lần đầu tiên vào năm 1830 và đến năm 1837 được chính thức đưa vào trong từ điển tiếng Pháp. Trên thế giới đã xuất hiện một số thuyết nữ quyền như nữ quyền tự do, nữ quyền xã hội chủ nghĩa, nữ quyền Mác xít. Ở tiếng Việt, khái niệm quyền cho phụ nữ và nữ quyền được gọi như nhau. Trên thực tế, tờ báo sớm nhất bàn đến vấn đề quyền phụ nữ ở Bắc Kỳ là Đông Cổ tùng báo và sau đó là Đông Dương tạp chí, đều do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Nguyễn Văn Vĩnh đã từng gửi thông điệp: “nữ quyền chính là sự lên tiếng của bản thân phụ nữ về các vấn đề của mình”. Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện một quan điểm mới trong việc nhìn nhận vấn đề nữ quyền đó chính là quan điểm hướng tới phụ nữ lao động và gắn vấn đề nữ quyền, giải phóng phụ nữ với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Hơn nữa, bước đầu Người đã đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực tiến tới giải phóng phụ nữ, cũng như thực hiện bình đẳng nam nữ. Thời gian hoạt động ở Pháp, những bài báo của Bác đã cho thấy một bức tranh chân thực về đời sống của phần lớn phụ nữ Việt Nam. Khi hoạt động ở Trung Quốc, Bác đã dành chuyên mục Phụ nữ đàn trong báo Thanh niên để nói về vấn đề phụ nữ và tuyên truyền, vận động phụ nữ. Trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là thực hiện nam nữ bình quyền. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng, Đảng đã ra Nghị quyết về vận động phụ nữ và giải phóng dân tộc: “Lực lượng phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được, cũng như nếu phụ nữ đứng ngoài cuộc đấu tranh cách mạng của công nông thì không bao giờ đạt được mục đích phụ nữ được giải phóng”. Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, có một số khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi cho phụ nữ: “Quyền đàn bà ngang quyền đàn ông”, “phản đối cha mẹ ép gả”, “phản đối chế độ nhiều vợ”, “Đánh đổ hủ tục khinh thị đàn bà”…

Vũ Hồng Nhung
27/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question