Viết đoạn văn (khoảng 10 đến 13 câu) trình bày cảm xúc của em về đoạn trích Rì rầm yêu thương.

Tìm hiểu tác giả Đỗ Nhật Nam và bài thơ Rì rầm yêu thương

Tác giả Đỗ Nhật Nam

Tiểu sử

– Đỗ Nhật Nam sinh ngày 01/05/2001tại Nhật Bản

– Quê quán: Hà Nội

– Nghề nghiệp: Sinh viên, dịch giả, nhà văn

– Nổi tiếng vì: Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam (2009)

Gia đình:

– Cha: Đỗ Xuân Thảo, tiến sĩ ngôn ngữ học

– Mẹ: Phan Thị Hồ Điệp, giảng viên khoa Giáo dục đặc biệt

Thành tích nổi bật:

– Lập kỷ lục dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam khi 7 tuổi (2009)

– Được biết đến với khả năng hùng biện và làm thơ

– Đại diện Việt Nam tham dự hội nghị với tư cách là diễn giả tại Mỹ

– Biên tập viên tờ báo tuổi Teen của Đông Nam Á

– Đi du học tại một trường danh tiếng ở Mỹ, đạt thành tích học tập xuất sắc với điểm tổng kết gần như tuyệt đối (99/100)

– Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, chơi bóng rổ, tham gia ban nhạc Thánh ca của trường

– Nhận giải thưởng giáo dục Quốc gia Mỹ (2015) và thư chúc mừng từ Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Bài thơ Rì rầm yêu thương

Bài đọc:

Rì rầm yêu thương

Mẹ rì rầm nói cùng con

Những chặng đường về ngọt mát

Khi nào khó khăn giăng mắc

Con ơi cứ trở về nhà

Nơi đó có mẹ có cha

Mở cửa chờ con ngày tháng

Dù đèn khuya hay canh sáng

Cũng luôn thao thức chờ trông

Biếc xanh như thể dòng sông

Những lời rì rầm khe khẽ

Những lời yêu thương thoảng nhẹ

Lại trĩu nặng nỗi thương lo

Những tiếng rì rầm nhỏ to

Con mong lắng nghe từng phút

Mẹ cha bên con chỉ chút

Như cây bên đất đời đời

(Đỗ Nhật Nam, Đường xa con hát, Nxb Lao động, Hà Nội, 2015, tr. 117-118)

Nội dung:  Bài thơ Rì rầm yêu thương của Đỗ Nhật Nam, chứa đựng những tiếng rì rầm nói cùng con của mẹ. Cuộc sống ngoài kia thật rộng lớn, khi nào khó khăn giăng mắc, con hãy cứ trở về nhà, bởi con đường trở về lúc nào cũng ngọt mát những thương yêu. Trong ngôi nhà ấy, luôn có mẹ có cha, luôn mở cửa chờ con, trong mọi khoảnh khắc đèn khuya hay canh sáng, với tâm trạng chờ trông thao thức, mong nhớ khôn nguôi. Những lời rì rầm khe khẽ ấy chứa chan tình mẹ, gói trọn cả những nỗi thương lo của mẹ dành cho con. Lòng mẹ yêu con như suối nguồn dào dạt, thầm thì chảy mãi đến vô tận vô cùng.

 

Dàn ý Trình bày cảm xúc về đoạn trích Rì rầm yêu thương

Mở đoạn:

– Giới thiệu đoạn trích trên.

VD: “Rì rầm yêu thương” chính là một trong những đoạn trích em thấy hay và thú vị nhất mà bản thân từng được nghe qua.

Thân đoạn:

– Nội dung đoạn trích:

+ Tình cảm mẹ con được thể hiện rõ ràng, sâu sắc.

– Dựa theo từng câu thơ:

+ Nêu lên suy nghĩ của bản thân:

-> 4 câu thơ đầu gợi lên sự chở che, bảo vệc của mẹ dành cho con. Dù con có đi đâu, khi nào trở về ba mẹ cũng luôn chào đón, hỗ trợ và yêu thương con.

=> Sự thương yêu bao la mẹ dành cho con.

-> 4 câu thơ tiếp theo: thể hiện tình cảm của cha và mẹ dành cho con.

–> Luôn chờ đợi, chào đón con trở về. “Dù … chờ trông”: tình yêu rộng lớn vô bờ bến ba mẹ dành cho đứa con của mình.

=> Tình yêu nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa, da diết hơn bất kì tình cảm nào trên đời này.

-> 4 câu thơ tiếp:

–> BPTT so sánh, ẩn dụ: “Biếc xanh như thể yêu thương” nói lên tấm lòng yêu thương đẹp hơn cả những kỳ quan của cha mẹ.

–> Điệp ngữ “những lời”: nhấn mạnh những lời nói quan tâm, nhắc nhở chân thành thật lòng mà cha mẹ dành cho đứa con.

–> Bởi vì lẽ đó, trong lòng cha mẹ lại “trĩu nặng nỗi thương lo”: thương nên mới lo, mà thương nhiều quá thành ra lo nhiều từ đó mới “trĩu nặng”.

=> Hành động yêu thương của cha mẹ dành cho đứa con.

-> 4 câu thơ cuối: Tình cảm đáp lại của đứa con, bộc lộ nên cái hiếu mà đứa con làm với cha mẹ và những tâm tình đứa con cảm nhận từ sự yêu thương của cha mẹ.

– Cảm xúc của em:

+ Cảm thấy bài thơ vô cùng ý nghĩa, tràn đầy tình yêu thương gia đình.

+ Xúc động, thầm nghĩ mình càng phải biết trân quý gia đình mình nhiều hơn.

Kết đoạn:

– Đánh giá bài thơ:

+ Từng câu thơ vừa mang giá trị biểu cảm, gợi hình lại sắc sảo.

Trình bày cảm xúc về đoạn trích Rì rầm yêu thương

Mẫu 1

Đoạn trích từ bài thơ “Rì rầm yêu thương” của Đỗ Nhật Nam mở ra một không gian tình cảm ấm áp và bình yên. Hình ảnh mẹ rì rầm nói với con về những chặng đường ngọt mát tạo nên một bức tranh hạnh phúc và an lạc. Câu chuyện về nơi đây, với mẹ và cha luôn mở cửa chờ đón con, làm dấy lên những cảm xúc của sự hiếu kỳ và mong đợi. Biểu tượng của màu biếc xanh như dòng sông làm nổi bật sự tươi mới và bền vững trong tình yêu thương gia đình. Lời rì rầm khe khẽ là như những hơi thở nhẹ nhàng của tình mẫu tử, mang đến sự an ủi và hỗ trợ trong những khoảnh khắc khó khăn. Những tiếng rì rầm nhỏ to là như những lời nhắc nhở, tạo nên âm thanh của sự quan tâm và chia sẻ. Tất cả kết hợp nhau tạo nên một không gian yên bình, đong đầy tình thương và lo lắng từ gia đình.

Mẫu 2

Qua những lời rì rầm địu ngọt, thiết tha, mẹ nói cùng con những nỗi niềm sâu thầm ưu tư của trái tim mẹ. Nhà là nơi hạnh phúc, bình yên nhất. Đường về nhà khi nào cũng là những chặng đường ngọt mát, cánh cửa nhà luôn mở ngỏ, dù đèn khuya hay canh sáng, và đặc biệt hơn, bố mẹ luôn ở đó chờ trông con. Cuộc sống ngoài kia thật rộng lớn, và không ít những khó khăn giăng mắc. Những lúc ấy, con hãy nhớ nghĩ đến cha mẹ và cứ trở về nhà. Những lời rì rầm khe khẽ vừa mát dịu, thơm lành như dòng sông xanh biếc lại vừa trĩu nặng nỗi thương lo, chứa chan tình mẹ yêu con.

Hiểu thấu những tiếng rì rầm nhỏ to của lòng mẹ, con ước mong mãi được lắng nghe những thầm thì yêu thương ấy. Mẹ cha với con như cây với đất, chi chút, đời đời bên nhau. Qua những lời thơ dịu dàng, tha thiết, cách dùng từ tinh tế cùng những so sánh gợi cảm, người đọc thấm thía lòng mẹ yêu con và tấm lòng trân quý của con trước tình mẹ thiêng liêng. Đoạn trích khơi lên mạch suy tư sâu lắng và cảm động về tình mẫu tử.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *