Tìm hiểu về bài thơ Tràng giang và tác giả Huy Cận

Hướng dẫn "Tìm hiểu về bài thơ Tràng giang" đầy đủ và chi tiết nhất do Học mãi 360 sưu tầm và biên soạn, chúc các em học tốt môn Ngữ Văn


I. Tác giả Huy Cận


1. Tiểu sử

-  Huy Cận (1919 - 2005) quê ở Hà Tĩnh, hồi nhỏ ông học ở quê sau đó chuyển vào Huế học, đến năm 1993, ông ra Hà Nội học, hoạt động tích cực trong mặt trận Việt Minh

- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền cách mạng.

- Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


2. Sự nghiệp văn học

- Huy Cận - là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam, có phong cách thơ nổi bật và khác biệt so với các nhà thơ cùng thời, nổi bật trong phong trào thơ mới cùng Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, một hồn thơ ảo não, chứa nhiều triết lí và thu hút.

- Các tác phẩm trước cách mạng tháng 8: Vũ trụ ca, Lửa thiêng, Kinh cầu tự

-  Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Đất nở hoa


3. Phong cách sáng tác

- Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là hàm súc, triết lý. Ông là một đại biểu xuất sắc cho phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não. Huy Cận là một người yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp.

- Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương. Còn sau Cách mạng tháng 8 thì lại mang nét tươi vui. Có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại.


4. Tác phẩm tiêu biểu

- Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi, Lửa hồng muối mặn, Đất nở hoa, Đoàn thuyền đánh cá, Một cuộc cách mạng trong thi ca, Suy nghĩ về nghệ thuật, Hạt lại gieo, Suy nghĩ về nghệ thuật, Ngôi nhà giữa nắng, Cô gái mèo,…


5. Giải thưởng

- Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996)

- Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

- Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

- Ở một số thành phố trong nước đã có đường mang tên Huy Cận.


II. Tìm hiểu tác phẩm Tràng giang


1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh ra đời

- Tác phẩm "Tràng giang" lấy trong tập "Lửa thiêng" của tác giả Huy Cận sáng tác năm 1939 vào mùa thu đìu hiu khi tác giả thăm cảnh sông Hồng, đứng trước nó và suy nghĩ về cuộc đời.

b. Nội dung

- Huy Cận đã khéo léo khắc họa bức tranh thiên nhiên sông nước mênh mông qua đó thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, sâu sắc của bản thân tác giả.

c. Bố cục tác phẩm

Chia làm hai phần:

- Phần đầu: Ba khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên sông nước và tâm trạng nhà thơ

- Phần cuối: Hai khổ thơ cuối : Khắc họa tình yêu quê hương thầm kín và sâu sắc

Tìm hiểu về bài thơ Tràng giang và tác giả Huy Cận

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Bức tranh thiên nhiên sông nước và tâm trạng nhà thơ

* Khổ thơ 1

- Những cơn sóng trên sông lăn tăn, giường như chỉ gợn sóng nhưng mang lại một vẻ u buồn, sầu nào

- Buồn điệp điệp - nhấn mạnh nỗi buồn sâu thẳm, trên đó con thuyền trôi buồn không biết đi về đâu, con thuyền về con nước lại buồn và thiếu vắng ai, củi một cành - tất cả như nói ra những tâm trạng u buồn của tác giả trước thiên nhiên, người thấy lạc lõng giữa cái mênh mông của không gian, đất trời

* Khổ thơ 2

- Từ cảnh sông nước đìu hiu và các hình ảnh, gió đìu hiu, tiếng làng xa nhưng con chợ đã vãn tất cả muốn nhuốm thêm một màu u sầu và ảo não của tác giả trước thiên nhiên.

- Nỗi buồn đó đã xuyên không gian, thời gian và ngang tầm vũ trụ

b. Khắc họa tình yêu quê hương thầm kín và sâu sắc

* Khổ thơ 3

- Khổ thơ thứ ba dùng các hình ảnh "bèo", "đò" tất cả tạo nên một nỗi buồn trước cảnh, nỗi bơ vơ của kiếp người. Nhưng đằng sau nỗi buồn về sông núi là nỗi buồn của người dân khi đất nước đang trong những ngày tháng chiến tranh gian khổ.

* Khổ thơ 4: Khắc họa tình yêu quê hương

- Đến khổ thơ cuối, tất cả nỗi buồn đó chính là tâm trạng mất mát của tác giả trước cảnh đất nước, tạo nên nỗi buồn đậm sâu và buồn tủi về ý thức được trách nhiệm với đất nước nhưng đang trống rỗng và u buồn.

c. Giá trị nội dung

- Bài thơ khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên sông nước nhưng chan chứa nỗi buồn và suy tư của tác giả đối với nhân dân, với đất nước khi nước ta vẫn đang trong thời kì bị xâm lực của thực dân Pháp.

d. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ giàu chất trữ tình, suy tư

- Kết hợp độc đáo giữa yếu tố hiện đại và cổ điển

- Phong cách thơ hay và thu hút.


Phân tích bài thơ Tràng Giang

Phong trào Thơ Mới đánh dấu tên tuổi của nhiều thi nhân, trong đó phải kể đến Huy Cận- một hồn thơ “sầu vạn cổ”. Mỗi vần thơ của Huy Cận đều chất chứa những nỗi buồn miên man, sầu bi của nhà thơ trước thời đại, trước xã hội mà ông đang sống. Đằng sau những nỗi sầu ấy là tiếng lòng của một con người yêu nước. Bài thơ Tràng giang là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận.

Mở đầu tác phẩm là lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, lời đề từ với bảy chữ thôi nhưng đã bao quát toàn bộ nội dung và tư tưởng nghệ thuật mà tác giả gửi gắm. Câu thơ gợi ra nỗi buồn thương, khắc khoải, nhớ nhung của con người trước cảnh bật bao la, sâu rộng. Từ láy “bâng khuâng” càng gợi tâm trạng vương sầu và nỗi nhớ miên man nơi đáy lòng thi sĩ, gợi mở cho những câu thơ sau được giãi bày tự nhiên:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Câu thơ lặp lại nhan đề tác phẩm “tràng giang”, cách điệp vần “ang” được sử dụng đầy tinh tế đã gợi ra một không gian với dòng sông dài rộng. Hai tiếng “tràng giang” cất lên càng gợi âm vang của nỗi buồn tha thiết. Những con sóng gợn nhẹ nơi dòng sông, dòng sông mang màu tâm trạng “buồn điệp điệp”. Nỗi buồn của dòng sông cũng chính là nỗi buồn sâu thẳm trong nhân vật trữ tình, cụm tính từ “buồn điệp điệp” càng làm cho nỗi buồn thêm khắc khoải, tầng tầng lớp lớp, nối tiếp nhau chẳng thể nào dứt. Tưởng chừng như nhẹ nhàng nhưng lại trĩu nặng vô bờ, thấm đẫm và lan tỏa trong từng thức cảnh. Nổi bật trong không gian dài rộng, mênh mông là hình ảnh “con thuyền xuôi mái”, con thuyền nhỏ bé, đơn độc trôi theo dòng nước, mặc nhiên lênh đênh, phiêu dạt như chính người thi sĩ cũng đang trống vắng, lẻ loi phó mặc dòng đời xô đẩy, chảy trôi.

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Hình ảnh đối lập “thuyền về- nước lại” được tả giả vận dụng tinh tế kết hợp cùng thi liệu đầy mới mẻ “củi một cành khô lạc mấy dòng” không chỉ làm cho câu thơ thêm uyển chuyển linh hoạt mà con gợi ra được âm hưởng cổ kính. Nghệ thuật đảo ngữ “củi một cành khô ” được đưa lên đầu câu càng nhấn mạnh sự đơn độc, lẻ loi, vô định, nhỏ bé, tầm thường. Cành củi khô ấy phải chăng là hình ảnh ẩn dụ cho thi nhân với một cái tôi bơ vơ, lạc lõng trong chính đời sống của mình.

Tưởng như nỗi buồn đã dừng lại, nhường chỗ cho chút niềm vui ủi an. Nhưng sang khổ thơ thứ hai, nỗi sầu càng lớn thêm nhiều chút, thấm sâu vào cảnh vật:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa, vãn chợ chiều

Cặp từ láy tượng hình “lơ thơ” “đìu hiu” gợi bao buồn vắng, quạnh quẽ, cô đơn. Như tự nhiên vốn có, không gian chợ búa gợi sự đông vui, tấp nập, nhưng trong đoạn thơ, hình ảnh chợ xuất hiện mà chẳng thấy chút hơi ấm của cuộc sống, tiếng cười nói, mua bán của con người. Vạn vật như nằm trong sự tĩnh lặng đến tuyệt đối, không gian cũng được mở rộng cả chiều kích sâu rộng:

“Nắng xuống trời lên, sâu chót vót
Sông dài trời rộng, bến cô liêu”

Nghệ thuật đối kết hợp với biện pháp tu từ nhân hoá cho thấy được chiều kích vô cùng của không gian. “Sâu chót vót” gợi sự thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Càng rộng, càng cao, càng sâu bao nhiêu thì cảnh vật càng buồn vắng, lẻ loi bấy nhiêu. Sông tuy dài mà bến bờ cô lẻ, nỗi buồn như mở rộng theo chiều kích không gian, thấm sâu trong từng hơi thở.

Theo mạch cảm xúc của hai khổ thơ trước, khổ thơ thứ ba càng khắc sâu thêm nỗi buồn tuyệt đối:

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cần gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”

Hình ảnh cánh bèo gợi sự vô định, lênh đênh. Những cánh bèo trôi dạt liên tiếp “hàng nối hàng” không nơi bấu víu, chẳng chốn trở về hay chính là hình ảnh ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, đơn độc, mất phương hướng lúc bấy giờ. Sông nước mênh mông, dài rộng, không có lấy một chuyến đò đi qua, cây cầu bắc ngang cũng chẳng thấy nên dù muốn nhưng nào có chút hy vọng mong manh về sự gắn kết với con người. Tất cả dường như đang chống đối với lòng người, kẻ cô đơn đang khao khát giao cảm, thấu hiểu, sẻ chia lại không có một chút tình đời, tình người ở lại.

Khổ thơ cuối bài thơ vẽ nên một bức tranh đầy tráng lệ của thiên nhiên và nỗi buồn sâu lắng của lòng người:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Bầu trời với những đám mây cao trắng được phản chiếu dưới ánh mặt trời tạo hoá trở nên đẹp đẽ với ánh bạc lấp lánh. Động từ “đùn” cho thấy được sự vận động đầy mạnh mẽ của cảnh vật, những đám mây đùn lên trùng điệp phía chân trời tạo thành những dãy núi hùng vĩ, tráng lệ. Giữa không trung là cánh chim bé nhỏ đang đơn độc nghiêng mình dưới bóng chiều buồn vương. Hình ảnh đối lập giữa cánh chim nhỏ bé và vũ trụ bao la hùng vĩ càng tô đậm nỗi buồn của bầu thiên nhiên sâu rộng, khoáng đạt.

Trước cảnh thiên nhiên ấy, nỗi nhớ quê hương trong lòng thi nhân lại thêm da diết, cồn cào:

“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Trong thơ Đường Thi cũng đã từng viết:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.

Thôi Hiệu nhìn khói sóng mà thương nỗi nhớ quê nhà. Trong “Tràng giang”, nỗi nhớ quê hương của Huy Cận dường như thường trực, dai dẳng và mãnh liệt hơn bởi “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Không vì bất cứ điều gì mà nỗi nhớ vẫn “dợn dợn” trong lòng thi nhân, đó chính là biểu hiện của tình yêu quê hương nói riêng và tinh thần yêu nước nói chung.

Bằng sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, bài thơ đậm chất Đường thi nhưng vẫn rất Việt Nam với những hình ảnh đầy gần gũi như con thuyền xuôi mái, bèo dạt mây trôi, cành củi khô lạc dòng,..Qua bài thơ, ta thấy được một nỗi buồn vô tận của cái tôi lạc lõng trong cuộc đời.

Vũ Hồng Nhung
27/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question