Tác giả - tác phẩm Mắt sói

Mỗi tác phẩm được coi là một linh hồn của tác giả, để xây dựng nên giá trị đó chắc chắn rằng những người nghệ sĩ này đã bỏ biết bao giọt mồ hôi nước mắt để mang đến những tiểu thuyết, những thi phẩm hay cho ngày hôm nay. Để thêm về một trong số những câu chuyện kinh điển dành cho thiếu nhi hãy cùng Hocmai360 tìm hiểu về Tác giả - tác phẩm Mắt Sói.


Tác giả Đa-ni-en Pen-nắc

1. Tiểu sử

- Đa-ni-en Pen-nắc (1944), là nhà văn lớn người Pháp.

2. Sự nghiệp

- Thuở thơ ấu, ông đã cùng gia đình sống trên nhiều châu lục phải kể đến như châu Âu, châu Á, châu Phi. Bởi cuộc sống của ông là một trải nghiệm thế nên yếu tố đó được coi là cơ sở để tác giả  chuyển dịch trở thành chất liệu quan trọng trong sáng tác của ông sau này.

3. Tác phẩm tiêu biểu

- Đa-ni-en Pen-nắc đánh dấu thành công và để lại tên tuổi với nhiều thể loại: tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh, kịch bản phim,…

- Một số tác phẩm nổi tiếng viết cho thiếu nhi của ông đã được dịch sang tiếng Việt: Cún bụi đời (1982); Mắt soi (1984); Nỗi buồn thời cắp sách (2007)…

- Mắt sói là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi Pháp và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Tác giả - tác phẩm Mắt sói

Tác phẩm Mắt sói

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Trích Mắt sói – một trong những tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi Pháp và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

-  Tiểu thuyết ngắn gồm bốn chương:

+ Chương 1: Kể về cuộc gặp kì diệu giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam ở vườn bách thú. Sói Lam đã bị mất một mắt trong một cuộc giao tranh với con người. Con sói và cậu bé nhìn nhau bằng một mắt trong khu vườn thú vắng vẻ và yên lặng.

+ Chương 2: Câu chuyện xoay quanh về nhân vật Sói Lam. Từ đó xuất hiện những sự tương thông giữa người và vật khi Sói Lam và Phi Châu nhìn nhau. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba nhưng được dùng với ngôi thứ nhất qua lời của nhân vật Sói Lam. Sói Lam kể về những cuộc trốn chạy các toán đi săn của gia đình nhà sói nơi Bắc Cực xa xôi, lạnh giá.

+ Chương 3: Chuyển sang mạch truyện về nhân vật Phi Châu. Sói Lam nhìn sâu vào mắt Phi Châ và câu chuyện của cậu bé đã hiện ra với hành trình mưu sinh nhọc nhằn trên khắp châu Phi. Sau vụ tai nạn xe buýt, cậu bé đã được mẹ Bia, cha Bia cứu sống, chăm sóc và sống cùng họ ở Châu Phi Xanh. Cây cối ở Châu Phi Xanh bị con người tàn phá ngày càng nhiều và hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra. Vì thế, gia đình Phi Châu phải rời bỏ vùng đất này đến “Thế Giới Khác”.

+ Chương 4: Kể về việc gia đình Phi Châu chuyển đến thành phố và cha Bia được làm việc trong sở thú. Mẹ Bia rất lo lắng vì vài tháng nay một con mắt của Phi Châu đã nhắm lại. Con mắt của Sói đã lành từ lâu, song nó nghĩ trong cái vườn bách thú buồn thiu này, chỉ cần nhìn bằng một mắt là quá đủ. Nhưng bây giờ Sói đã có Phi Châu làm bạn. Sói nhìn ra thế giới xung quanh với những người bạn và các loài cây tràn ngập lối đi. Nó nghĩ hình ảnh tươi đẹp này đáng nhìn bằng hai mắt. Vì thế, “nháy một cái”, mí mắt của sói mở ra và “nháy một cái”, mí mắt của cậu bé mở ra.

b. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “Mà tên cậu là gì nhỉ?”): Mắt sói

- Phần 2 (còn lại): Mắt người

c. Thể loại:

- Tiểu thuyết

d. Phương thức biểu đạt:

- Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

e. Tóm tắt

Truyện kể về Sói Lam và Phi Châu khi hai người nheo mắt để nhìn vào mắt đối phương thì Phi Châu phát hiện được cuộc đời của Sói Lam trước khi bị bắt vào sở thú. Sói Lam sinh ra ở vùng Bắc cực lạnh giá trong một gia đình gồm Sói mẹ là Sói Hắc Hỏa, và sáu người anh em, trong đó có em Sói Ánh Vàng. Bỗng đêm nọ có thợ săn đến để săn lùng gia đình Sói, vì bản tính hiếu kì của em Sói Ánh Vàng nên Sói em đã trốn mẹ và gia đình tìm đến nơi thợ săn cư trú. Như một tín hiệu của vũ trụ Sói Lam chợt tỉnh giấc, và vục dậy đuổi theo Sói em. Khi đến nơi thì Ánh Vàng đã bị nhốt trong lưới còn người thợ săn thì đang vui mừng vì bắt được mồi. Không còn cách nào khác Sói Lam chỉ còn cách xông lên cắn đứt lưới nhốt Ánh Vàng và thay thế việc bị bắt cho người em. Ngày tháng qua cứ thế Sói Lam bị luôn chuyển đến các vườn thú trong suốt mười năm qua. Phi Châu sinh ra và lớn lên ở vùng châu Phi khắc nghiệt. Do diễn biến phức tạp gia đình cậu đã để lại Sói cho gã Toa lái buôn. Bởi viễn cảnh đó đã đưa cậu đến với một người bạn mới là chú lạc đà tên Hàng Xén. Nhưng rồi vào một buổi sáng, Hàng Xén bị bán đi đến một nơi nào đó trong thành phố còn cậu bị bán cho Vua Dê và trở thành một người chăn dê và cừu. Bởi bản tính vốn dĩ thông minh cùng với sự yêu thương động vật, cậu đã trở thành một người chăn dê và cừu xuất sắc, được Vua Dê giữ lại làm việc hai năm. Ngoài ra cậu còn kết thân được bạn mới là Báo, từ đó họ luôn song hành, không tách rời và được Báo giúp chăn dê cùng cừu.

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Tác phẩm kể về cuộc đời của Sói Lam và Phi Châu bị đối xử tàn nhẫn bởi con người và tìm thấy tình yêu và sự đoàn kết trong nhau cũng như với các loài động vật khác

- Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa Sói Lam và Phi Châu

- Cảnh báo về tình trạng tàn ác, phân biệt đối xử của con người đối với các loài động vật

b. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng đặc sắc nghệ thuật miêu tả nhân vật

- Xây dựng cốt truyện thú vị, cuốn hút, có tính liên kết giữa các chương trong tác phẩm


Phân tích tác phẩm Mắt sói

Đa-ni-en Pen-nắc sinh năm 1944, là nhà văn lớn người Pháp. Thời thơ ấu ông đã theo gia đình sống ở Châu Âu, châu Á, châu Phi. Trải nghiệm phong phú từ cuộc sống luôn chuyển dịch ấy đã trở thành chất liệu quan trọng trong sáng tác của ông sau này. Ông thành công với nhiều thể loại: tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh, kịch bản Phim.......Một số tác phẩm nổi tiếng của ông đã được dịch sang tiếng Việt: Cún bụi đời (1982), Mắt sói (1984) .... Trong đó tác phẩm Mắt sói là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Mắt sói là tiểu thuyết gồm bốn chương. Chương 1 kể về cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé tên là Phi Châu và Sói Lam ở vườn bách thú. Chương 2 là mạch truyện về nhân vật Sói Lam. Chương 3 chuyển sang mạch truyện về nhân vật Phi Châu. Chương 4 kể về việc gia đình Phi Châu chuyển đến thành phố và cha Bia được làm việc trong sở thú. Đoạn trích dưới đây nằm ở chương 2 và chương 3 của tác phẩm Mắt sói.

Mở đầu đoạn trích là chương 2 với tên chủ đề cùng với tên của tác phẩm Mắt sói. Mở đầu là hình ảnh đôi mắt của cậu bé Phi Châu: một con mắt vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen. Đôi mắt lấp lánh ấy trông như cậu đang ngắm nhìn một ngọn đèn trong đêm, say xưa ngắm nhìn trong cảnh vật đêm tối đó. Mọi thứ như đều biến mất trước mắt cậu, chỉ còn lại duy nhất một điều đó là mắt sói. Tác giả đã dùng từ như để thể hiện cảm nhận của cậu bé khi mọi thứ đều dồn vào đôi mắt đó, đôi mắt càng lúc như càng to hơn, càng tròn hơn. Và được so sánh như một tuần trăng úa trên bầu trời bầu trời trống trải. Thường thì nhắc tới vầng trăng người ta hay nghĩ ngay đến vầng trăng tròn sáng ngời, thế nhưng ở đây tác giả lại so sánh với tuần trăng úa. Phải chăng trong đôi mắt kia còn chất chứa một nỗi buồn không nói nên lời. Trong đôi mắt ấy quan trọng nhất chính là con ngươi, một con ngươi màu đen và dường như nó cảm nhận được điều đó bỗng lóe lên một tia sáng khủng khiếp. Cậu bé có cảm nhận ánh nhìn đó sáng bừng lên như ngon hắc hỏa. Ngọn hắc hỏa là ngọn lửa sáng rực và sáng hơn rất nhiều lần so với lửa bình thường.

Sói mẹ chẳng thèm để ý tới cậu bé mà lướt nhìn những đứa con của mình. Cậu bé có rất nhiều sự liên tưởng đối với con ngươi của con sói nào là ngọc hắc hỏa, sắc cầu vồng... cậu còn nghĩ đến màu lông của năm con sói con hệt quầng hung đỏ. Mỗi con lại mang cho mình một màu sắc riêng, con thì xanh con thì vàng và nổi bật lên là hai con Sói Lam và Ánh Vàng.

Ở đoạn tiếp theo Ánh Vàng muốn nhìn thấy những điều mới mẻ và lạ lẫm hơn và đặc biệt đó là cô muốn nhìn thấy con người. Ước muốn đó đã thôi thúc cô quyết định đi để được tận mắt nhìn thấy con người. Và sau đó trở về kể cho mọi người cùng nghe. Khi Sói Lam tỉnh giấc thì Ánh Vàng đã đi cách đó một giờ đồng hồ, có dự cảm chẳng lành lập tức lên đường đi tìm Sói em. Ánh Vàng bị nhốt trong lưới, đang cố gắng cắn vào chỗ trống để thoát. Sói Lam đã dùng hết sức tung bay trên làn không khí bỏng rát bên trên ngọn lửa, trên những con người, bay trên cả bao lưới, dùng răng cắn đứt phăng sợi dây để cứu Sói em. Sói Lam ra sức kêu gào bảo Ánh Vàng chạy đi. Sói Lam đúng là một người anh trai, yêu thương em, ra sức bảo vệ em gái. Ánh Vàng đã chạy thoát được thì Sói Lam bất ngờ bị một gã to như gấu quật ngã, đầu óc như muốn nổ tung. Sói Lam là một nhân vật dũng cảm, gan dạ, yêu thương và bảo vệ em gái của mình hết sức.

Nếu như ở chương 2 nói về Mắt Sói thì ở chương này tác giả đã viết về Mắt Người. Mở đầu là hàng loạt những câu hỏi được đặt ra trong đầu của Sói Lam khi nhắc về cậu bé Phi Châu. Cái tên thật đặc biệt và cậu bé lại từ một vùng khác đến nên dễ bị mọi người trêu chọc và bắt nạt. Đôi mắt của cậu bé chuyển động như một ánh sáng vụt tắt và có cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất. Đôi mắt của cậu bé như trầm đi và trong đôi mắt ấy có gì đó khó nói, chưa thể nói ra ngay được. Cậu bé đã kể cho Sói Lam nghe câu chuyện của mình, coi Sói Lam như một người bạn để chia sẻ câu chuyện của bản thân.

Ở đoạn cuối của đoạn trích xuất hiện hình ảnh con lạc đà tên là Hàng Xén. Con lạc đà này cậu bé rất yêu quý. Cậu bé mất hàng giờ để đi tìm Hàng Xén nhưng không thấy. Cậu bé lo lắng đi hỏi khắp nơi về con lạc đà nhưng chẳng thấy tăm tích con lạc đà đâu. Cậu đi hỏi đến nỗi làm cho Vua Dê nổi cáu, nhắc nhở cậu bé ở đây để chăn cừu và dê chứ không phải để đi tìm con lạc đà đó. Phi Châu rất lo lắng và mong muốn tìm lại được con lạc đà mà mình yêu quý nhưng dường như điều đó là không thể.

Phi Châu đã chăn cừu cho Vua Dê được tròn hai năm và đó là một điều khá bất ngờ và ngạc nhiên vì không ngờ lại được lâu như vậy. Cậu bé là một người chăn cừu tốt. Chỉ một điều đơn giản như vậy thôi cũng đủ hiểu lí do vì sao cậu đã chăn đàn cừu được lâu như vậy, không ai có thể được lâu như vậy. Cậu bé chăn cừu bằng hết tâm lòng của mình, hiểu rõ về đàn cừu, hiểu cả những nguy hiểm rình rập đàn cừu nào là sư tử hay báo rình ăn thịt, cậu đã tính toán được cả vừa đưa ra những ý tưởng cho Vua Dê. Phi Châu là cậu bé ngoan ngoãn, tốt bụng, yêu động vật, hiểu được chúng. Phi Châu đã có màn trò chuyện với Báo hết sức đặc biệt, Báo rất háo hức nên đã lắng nghe cậu bé. Cậu bé đã hết lòng khen ngợi báo là một tay săn tuyệt vời. Báo và Phi Châu đã trò chuyện như hai người bạn ngồi nói rõ chuyện chăn cừu. Phi Châu đã đưa ra lời đề nghị với Báo để trở thành những người bạn thân thiết, cùng nhau chăn cừu và hai nhân vật đã thành những người bạn thân thiết, không thể tách rời nhau.

Mắt sói là một tác phẩm hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả đã miêu tả rất chi tiết hai hình ảnh đó là mắt người và mắt sói, đi sâu vào từng chi tiết của hai hình ảnh này. Qua tác phẩm cũng cho chúng ta cảm nhận được tình anh em của Sói Lam và Ánh Vàng, tình bạn thân thiết của Phi Châu và Báo, tình cảm thân thiết và không thể tách rời.

admin
8/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question