Tác giả - tác phẩm Bồng chanh đỏ

Tác giả Đỗ Chu và câu chuyện Bồng chanh đỏ đã đánh thức người đọc về cách sử dụng và trân trọng tình yêu của bản thân đối với một thứ nào đó về tính cẩn trọng và những chân lí. Vậy để thấy rõ hơn về điều đó hãy cùng Hocmai360 tìm hiểu về tác giả - tác phẩm Bồng chanh đỏ


Tác giả Đỗ Chu 

a. Tiểu sử

- Đỗ Chu tên khai sinh là Chu Bá Bình, ông sinh ngày 5-2-1944 tại Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Hiện ở Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1971).

- Đỗ Chu đã học qua trường bồi dưỡng viết văn Hội Nhà văn Việt Nam khóa II (1965). xuất thân từng là lính cao xạ thuộc quân chủng Phòng không - Không quân những năm chống đế quốc Mỹ cứu nước.

- Đỗ Chu còn được người đọc biết đến với sở trường đọc nhiều, sức nhớ tốt, trí thông minh hơn người, lại biết khái quát, đúc rút rất nhanh điều đã đọc thành vốn liếng của mình. Anh quan sát tinh tường, sắc sảo thế giới xung quanh và tóm thành chi tiết văn chương để đưa vào tác phẩm.

b. Đặc điểm sáng tác

- Đỗ Chu là một nhà văn thành công với thể loại truyện ngắn và bút ký văn học. Tác giả đã để lại ấn tượng và vô vàn lời đánh giá cao trong hội văn chương Việt Nam.

- Đa phần các tác phẩm của ông lấy đề tài xoay quanh cuộc sống ở các làng quê, đạo lý của con người và phong tục tập quán cũng như văn hóa dân tộc.

- Đối với lĩnh vực tuỳ bút trong văn học tại Việt Nam, tài năng của ông được đánh giá là chỉ sau Nguyễn Tuân.

c. Các tác phẩm và giải thưởng tiêu biểu

- Tác phẩm nổi bật

+ Trong sự nghiệp đến với văn chương tác giả đa cho xuất bản một số tập truyện và tác phẩm như: Hương cỏ mật (tập truyện ngắn, 1963); Phù sa (tập truyện ngắn, 1966); Tháng Hai (tập truyện ngắn, 1969); Trung du (truyện ngắn, 1967); Gió qua thung lũng (truyện ngắn, 1971); Vòm trời quen thuộc (truyện ngắn, 1969); Đám cháy trước mặt (truyện ngắn, 1970); Những chân trời của các anh (tùy bút, 1990); Mảnh vườn xưa hoang vắng (truyện ngắn, 1989)...

- Giải thưởng tiêu biểu

+ Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1963.

+ Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2002.

+ Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, đợt I năm 2001.

+ Giải thưởng ASEAN 2004.

+ Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005.

+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.


Tác phẩm Bồng chanh đỏ

a. Tóm tắt truyện

Truyện kể một gia đình nọ nó hai anh em là Hiền và Hoàn họ có đam mê và niềm yêu thích với các loài chim, đối với Hiền cậu có phần nhỉnh hơn về kiến thức loài chim, chỉ cần nhìn thấy bất cứ loài chim gì cậu cũng có thể gọi tên và giải thích được những yếu tố, những đặc điểm liên quan đến chúng. Một ngày sau đó khi nhìn ra đầm sen hai anh em bỗng thấy một đôi Bồng chanh đỏ loại chim này được coi là loại khá hiếm. Hai anh em hết phần vui mừng, ngày qua ngày đều ra ngắm nghía chúng bằng sự say mê và mong ước được chăm muôi đôi bồng chanh này. Vì quá đỗi mê mẩn với loài chim này, buổi tối hôm đó Hiền đã rủ em ra đầm sen để bắt đôi bồng chanh về nuôi. Mãi về sau Hiền bắt được chú bồng chanh đỏ, nhưng không hiểu lí do gì lập tức đã trả chú bồng chanh đỏ về với tổ của mình, Hoàn vô cùng tiếc nuối nhưng rồi Hiền đã giải thích về hành động của hai người đang làm là sự chia rẽ, nghĩ đến đàn con nhỏ của đôi bồng chanh, vì vậy đó là lí do Hiền đã trả lại tổ. Cho đến khi lớn lên, Hiền tham gia nhập ngũ, lúc này cả hai anh em mới hoàn toàn thấu hiểu hành động lúc bấy giờ và không ngừng nhớ về đôi chim này. Vẫn là sự đam mê đó, vẫn là sự yêu thích đó, đã tác động đến Hiền và Hoàn về bài học của sự chia rẽ, bài học về cách sử dụng niềm đam mê đúng với chân lí. Vì bài học trên có lẽ đó cũng là một lời giải thích cho chi tiết Hiền thả hết những chú chim mình nuôi về với tự nhiên trước khi đi lính

Tác giả - tác phẩm Bồng chanh đỏ

b. Thể loại

- Truyện ngắn

c. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản trên được trích từ phần 1, 2, 3 trong tập truyện Bồng chanh đỏ của tác giả Đỗ Chu.

d. Nội dung

- Tác phẩm kể về kỉ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền, hai anh em đều là những người rất yêu thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.

e. nghệ thuật

- Sử dụng từ ngữ giản dị, thân thuộc

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, sâu sắc.

f. Bài học

- Khuyên con người luôn yêu thương và trân quý động vật một cách hợp lí.


Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ 

Nhà văn Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình, ông sinh năm 1944 tại tỉnh Bắc Giang. Các sáng tác của ông rất giàu chất thơ, tiêu biểu phải kể đến: Hương có một (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990), Chuyên mùa hạ (2010),... Bồng chanh đỏ cũng là một trong số các tác phẩm gây ấn tượng khó quên trong lòng các bạn đọc.

Bồng chanh đỏ- một nhan đề rất độc đáo. Bồng chanh đỏ là tên của một loài chim thuộc họ bói cá, bụng của nó màu vàng- đỏ, lưng mang màu xanh đen. Tác phẩm kể về kỉ niệm thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền. Cả hai anh em đều là những người rất  thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.

Hôm ấy, Hiền từ nơi xa gửi về cho cậu em Hoài của mình một bức thư, cậu bày tỏ niềm vui sướng khi được tới Trường Sơn: “Ở đây, trong Trường Sơn, những cánh rừng rộng bạt ngàn, có đi đến đây mới thấy hết sự giàu đẹp của đất nước ta”. Dù đang được đóng quân nơi rừng núi bao lá bát ngát ở Trường Sơn, nhưng trong tâm trí Hiền, cậu vẫn nhớ da diết tới quê hương, hương vị chốn quê không sao có thể quên được: “Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây.” Hiền hỏi em trai về đôi bồng chim đỏ ngày xưa: “Vợ chồng đôi bồng chanh đỏ năm nay đã về làm tổ ở chỗ vối' chưa, anh tin là thế nào nó cũng quay lại đầm góc nước làng mình. Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Và lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu.” Hiền cũng bày tỏ, dù đã đi xa, được đóng quân nơi cây cối xum xuê, có vô số loài chim lạ, nhưng chỉ duy nhất bồng chanh đỏ là cậu chưa từng được gặp từ khi xa quê. Đọc tới đây, Hoài không nhịn được mà thốt lên: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm” Và Hoài rất tự tin mà cho rằng rất ít người có thể bắt gặp được loài chim quý hiếm này, câu bé cảm tưởng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bổng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đầu bạn ạ.

Nhắc đến đôi bồng chanh đỏ, kỉ niệm năm xưa loại òa về trong tiềm thức Hoài. Loài chim ấy mỗi con thường chọn cho mình những cọng sen khô ven đầm để đậu. Nó có một vẻ đẹp thật rực rỡ, tưởng chừng như chẳng có loài chim nào sánh bằng: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Đã bao lần hai anh em Hoài và Hiền đứng ngắm không biết mỏi bộ cánh tuyệt đẹp của nó. Đôi lúc loài chim này còn rất tinh ranh, láu lỉnh một cách thật lạ lùng. Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bòng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao. Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đầm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi. Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà. Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cũng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ.

Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

admin
8/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question