Soạn văn 8 bài Ta đi tới ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Ta đi tới ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Tố Hữu

- Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế, là nhà cách mạng, đồng thời là nhà thơ. Hành trình thơ văn của Tố Hữu song song với hành trình Cách mạng; mỗi tập thơ của ông luôn gắn với một giai đoạn của Cách mạng Việt Nam.

- Các tập thơ tiêu biểu của ông: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (2000).

- Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự.

- Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết; gắn bó với vận mệnh của đất nước, phục vụ cho cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của dân tộc.


2. Tìm hiểu tác phẩm Ta đi tới

a. Thể loại và xuất xứ của tác phẩm

- Ta đi tới thuộc thể loại thơ tự do

- Bài thơ Ta đi tới (in trong tập Việt Bắc) được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

- Văn bản Ta đi tới có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

b. Bố cục tác phẩm Ta đi tới

Bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền”: Cảm nhận vẻ đẹp của đất nước qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào.

- Phần 2: Tiếp đến “Tiếng của em thánh thót quanh làng”: Ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng.

- Phần 3: Còn lại: Cảm xúc chứa đựng đầy suy tư của nhà thơ khẳng định lại tinh thần khiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hùng bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà.

c. Nội dung và giá trị của tác phẩm

* Nội dung:

Bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu nói về ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Qua đó, thể hiện sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta.

* Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn ngữ bài thơ giàu cảm xúc, sử dụng nhiều động từ mạnh.

- Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ như điệp ngữ,…


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 8 bài Ta đi tới ngắn nhất

Câu 1 trang 28 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?

Lời giải:

Đọc trích đoạn bài thơ ta có thể thấy bối cảnh của bài thơ với không gian rất rộng lớn, được diễn ra vào tháng 08/1954 cuộc cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.


Câu 2 trang 28 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?

Lời giải:

Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ tình cảm trân trọng, tự hào vì cách mạng và lòng yêu nước trong những năm chiến đấu gian khổ. Đây chính là cảm xúc chung của cộng đồng bởi thời ấy vì cách mạng chính là mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam.


Câu 3 trang 28 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?

Lời giải:

Hình ảnh trung tâm của đoạn trích là: nhân vật trữ tình “ta”. Ta ở đây không chỉ là Quân dân ta mà con là Nhân dân, Dân tộc ta và tất cả những người dân nước Việt.


Câu 4 trang 28 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Lời giải:

Những địa danh được nhắc đến trong đoạn trích: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, sông Lô, Bình Ca, Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Kon Tum, Đắc Lắc, khu Năm, sông Hương, bến Hải, cửa Tùng.

Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy đã chứng tỏ niềm vui hân hoan trong ngày chiến thắng đồng thời cho thấy tình yêu cách mạng, lòng yêu nước được hiện diện trong mỗi người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước.


Câu 5 trang 28 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Lời giải:

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…” nhằm nhấn mạnh những khó khăn, vất vả của người lính đồng thời ca ngợi những tấm gương anh hùng không ngại gian khó, vất vả


Câu 6 trang 28 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ.

Lời giải

Nhan đề bài thơ vừa mang ý nghĩa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới mà nhân dân đang đi tới xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question