Soạn văn 8 bài Vịnh khoa thi Hương ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Vịnh khoa thi Hương ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Vịnh khoa thi Hương

- Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).

- Cuộc đời ông ngắn ngủi, nhiều gian truân, đặc biệt là với việc thi cử.

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ,...

- Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc, chủ yêu phê phán hiện thực thối nát của xã hội thực dân – nửa phong kiến.

Soạn văn 8 bài Vịnh khoa thi Hương ngắn nhất

2. Tìm hiểu chung về tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

a. Thể thơ tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

- Tác phẩm Vịnh khoa thi Hương thuộc thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật

b. Bố cục tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

- Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi

- Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi

- Hai câu luận: Những ông to bà lớn đến trường thi

- Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi

c. Nội dung và giá trị nghệ thuật

* Nội dung

Bài thơ vừa ghi lại cảnh nhập trường vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh, qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

* Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật đối, đảo ngữ, ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 8 bài Vịnh khoa thi Hương ngắn nhất

CH cuối bài 


Câu 1 trang 43 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Hãy nêu chủ đề và bố cục bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương.

Lời giải:

Chủ đề: Tình trạng suy đồi của Nho học và nỗi lòng đau xót, phẫn uất của tác giả.

Bố cục:

- Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi

- Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi

- Hai câu luận: Những ông to bà lớn đến trường thi

- Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi


Câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xác định các đối tượng trào phúng mà bài thơ hướng tới. Thái độ của tác giả đối với các đối tượng đó được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

- Các đối tượng trào phúng mà bài thơ hướng tới: giám khảo coi thi, sĩ tử đi thi.

- Thái độ của tác giả đối với các đối tượng đó rất mỉa mai, châm biếm.


Câu 3 trang 43 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Hai câu thơ đề cho thấy kì thi có gì đặc biệt?

Lời giải:

- Hai câu thơ đề cho thấy kì thi có cách thức tổ chức ô hợp kì thi, có tính chất không nghiêm túc, nhốn nháo, lộn xộn.


Câu 4 trang 43 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ.

Lời giải:

Sự trào phúng của bài thơ được thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật:

- Nghệ thuật đảo ngữ: cho thấy hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch. Nhấn mạnh sự châm biếm dữ dội, sâu cay.

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.

=> Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.


Câu 5 trang 43 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết. Qua hai câu kết cũng như cả bài thơ, có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước như thế nào?

Lời giải:

Qua câu kết cũng như cả bài thơ có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước:

- Giọng điệu trong hai câu kết: Sau hàng loạt những hình ảnh đầy tính chất chậm biếm được thể hiện trong hai câu thực và hai câu luận thì cái cười trào phúng bỗng lặng đi trong hai câu kết. Hai câu kết thực ra là tiếng kêu đầy đau xót, nếu có tiếng cười thì là tiếng cười nuốt nước mắt vào trong của Tú Xương trước thảm cảnh nhục nhã của khoa cử – vốn là chỗ dựa, niềm kiêu hãnh của đất nước một thời. Tiếng kêu ở đây là tiếng kêu đầy thất vọng, bởi kêu đấy mà không hi vọng có “nhân tài” nào có thể cứu vớt được hoàn cảnh hiện thời. Tiếng kêu ấy trong hoàn cảnh các cuộc khởi nghĩa ở cả ba miền đã bị kẻ thù đàn áp dã man, công cuộc khai thác và xây dựng thuộc địa của chúng đang từng bước bóp nghẹt nền văn hoá dân tộc, còn triều đình thì nhu nhược tiếp tay cho giặc,...

- Qua cả bài thơ, có thể thấy đằng sau tiếng cười trào phúng của Trần Tế Xương là một tấm lòng tha thiết với vận mệnh đất nước, sự căm ghét kẻ thù đã giày xéo lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc, căm ghét những kẻ đã tạo nên thực cảnh trở trêu, dở khóc, dở cười, cũng như nỗi đau của một người dân mất nước. Vịnh khoa thì Hương rõ ràng là một bài thơ gọi hồn nước, gọi hồn dân tộc, là tiếng kêu than cảnh tỉnh mọi người về thực tại u buồn của một dân tộc đang trong vòng nô lệ.


Câu 6 trang 43 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Theo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình đã giúp nhà thơ thể hiện được điều gì?

Lời giải:

Theo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình đã giúp nhà thơ thể hiện được tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ Tế Xương trước hoàn cảnh nước nhà.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question