Soạn văn 8 bài Trưởng giả học làm sang ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Trưởng giả học làm sang ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Mô-li-e

- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin, sinh ở Paris, gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời.

- Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu


2. Tìm hiểu tác phẩm Trưởng giả học làm sang

a. Thể loại và xuất xứ

Trưởng giả học làm sang thuộc thể loại hài kịch, được trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II.

b. Bố cục văn bản Trưởng giả học làm sang

Bố cục văn bản gồm 2 phần:

- Phần 1: Lớp V - hồi hai: Ông Giuốc-đanh và những tên thợ may.

- Phần 2: Lớp I, II - hồi ba: Ông Giuốc-đanh và những tên hầu.

c. Nội dung và giá trị của tác phẩm

* Nội dung:

Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho độc giả.

* Giá trị nghệ thuật:

- Lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp.

- Nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 8 bài Trưởng giả học làm sang ngắn nhất

Trước khi đọc


Câu 1 trang 101 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phi, tiểu phẩm, chương trình mà em yêu thích.

Lời giải:

Diễn viên hài mà em yêu thích là Xuân Bắc. Em biết đến bác qua vai diễn Nam Tào trong chương trình Gặp nhau cuối năm. Bác không cao lắm, có vóc dáng cân đối, khỏe mạnh. Con người của bác rất mộc mạc và giản dị. Suốt bao năm làm nghề, ngoài phim hài, nghệ sĩ Xuân Bắc cũng tham gia đóng nhiều bộ phim chính kịch hay và nổi tiếng.

Đọc văn bản


Câu 1 trang 104 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Tại sao lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?

Lời giải:

Lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười vì lão Giuốc-đanh trọc phú dốt nát chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và chú thợ phụ lợi dụng để kiếm chác.

Sau khi đọc 


Câu 1 trang 106 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

Lời giải:

Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết như:

- Chi tiết thợ phụ mặc lễ phục cho ông: đi đi lại lại phô cái áo mới, bước theo điệu nhạc như một chú hề.

- Những lời đối thoại với bọn thợ phụ: gọi “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” để moi tiền

⇒ Giuốc-đanh mê muội, ngu dốt chỉ vì thói đòi học làm sang mà bị lợi dụng.


Câu 2 trang 106 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

Lời giải:

- Hành động cười của Ni-côn cho thấy trang phục của ông Giuốc-đanh rất lố bịch.

- Nếu là Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười vì cái thói hám danh mà bộ trang phục lố bịch cũng nghĩ là quý tộc.


Câu 3 trang 106 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

Lời giải:

- Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu.

- Tính cách nổi bật ở nhân vật Giuốc-đanh là: háo danh, mu muội, ngờ nghệch, dễ bị lợi dụng do ông dễ bị lừa mị, lợi dụng…: vì thói học đòi làm sang, muốn trở thành quý tộc.


Câu 4 trang 106 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

Lời giải:

Lời thoại sử dụng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.


Câu 5 trang 106 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật.

Lời giải:

- Những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật hư phó may và các chú thợ phụ là khác với sự ngu ngốc của Giuốc đanh, họ là những người tinh ranh, đánh hơi được miếng mồi béo bở tương phản với Giuốc-đanh, một kẻ có tiền nhưng dốt nát, hám danh, ngờ nghệch.


Câu 6 trang 106 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

Lời giải:

- Một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích: sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài, giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh.

- Các tình tiết gây cười: bộ lễ phục với những bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tôn xưng quý phái hão, vẻ vênh váo rởm hợm của ông Giuốc-đanh khi mặc lễ phục cũng như khi được tôn xưng...


Câu 7 trang 106 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

Lời giải:

Em sẽ chọn trang phục như sau:

- Áo gi-lê viền cổ áo ren đăng-ten jabot thêu hoa văn trên vải.

- Quần ống túm (breeches) đầu gối, với tất trắng và gót giày bản vuông lớn.

- Mũ tricorne với bím tóc giả màu trắng và trang trí bằng lông đà điểu.

- Kiểu tóc cadogan của nam giới


Câu 8 trang 106 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không? Cho ví dụ.

Lời giải:

Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc-đanh.

Ví dụ: những người luôn tỏ ra hiểu biết, sang chảnh, quý tộc nhưng thực chất lại dốt nát, không có kiến thức, chỉ chạy theo cái danh lợi phù phiếm hay con những con người không có điều kiện nhưng luôn ăn chơi đua đòi...

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question