Soạn văn 8 bài Trong mắt trẻ ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Trong mắt trẻ ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Antoine de Saint-Exupéry

- Tác giả Antoine de Saint-Exupéry sinh năm 1900 tại thành phố Lyon trong một gia đình quý tộc địa phương.

- Các đề tài mà ông hướng tới thường được truyền cảm hứng từ những chuyến bay và cuộc sống của người phi công với phong cách sáng tác đậm chất trữ tình, trong trẻo và giàu cảm hứng lãng mạn.

- Các tác phẩm nổi bật là Hoàng tử bé, bay đêm, cõi người ta, phi công thời chiến...

Soạn văn 8 bài Trong mắt trẻ ngắn nhất

2. Tìm hiểu tác phẩm Trong mắt trẻ

a. Thể loại và xuất xứ

- “Trong mắt trẻ” thuộc thể loại truyện đồng thoại, được trích trong tác phẩm “Hoàng tử bé” - đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Ê-xu-pe-ri.

b. Nội dung và giá trị nghệ thuật

* Nội dung

"Trong mắt trẻ" kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa một cậu bé đến thăm Trái Đất từ một hành tinh khác và người phi công gặp nạn trên sa mạc. Qua tác phẩm tác giả muốn gửi tới thông điệp khi con người đối mặt với nỗi buồn khi mất đi người mình yêu thương.

* Giá trị nghệ thuật

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa thành rất phù hợp với thể loại truyện đồng thoại.

- Ngôi kể thứ nhất cũng được sử dụng rất chân thực.

- Nhiều hình ảnh ẩn dụ tinh tế.

- Lối kể truyện gần gũi, hấp dẫn.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 8 bài Trong mắt trẻ ngắn nhất

Đọc hiểu 


Câu 1 trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Nguyên nhân nào đã khiến nhân vật “tôi” trở thành phi công?

Lời giải:

Nguyên nhân đã khiến nhân vật “tôi” trở thành phi công là vì nhân vật “tôi” yêu môn Địa lí và nhận thấy rằng khi làm phi công, "tôi" sẽ vận dụng được những kiến thức về môn Địa lí mình yêu thích để xác định được vị trí, phương hướng bay chính xác, kể cả khi bay vào ban đêm.iệc chỉ cần nhìn loáng một cái đã nhận ra ngay nước nào là điều có ích, nếu người ta có lỡ lạc hướng bay vào ban đêm.


Câu 2 trang 16 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Vì sao có thể cho rằng nhận xét của hoàng tử bé về những bức vẽ của “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị?

Lời giải:

Có thể cho rằng nhận xét của hoàng tử bé về những bức vẽ của “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị là vì hoàng tử bé là người đầu tiên nhận ra nội dung thật sự của bức tranh mà không cần qua giải thích.

CH cuối bài


Câu 1 trang 18 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Đoạn trích trên kể về sự kiện gì? Nội dung các chương I, II và XXVII liên quan với nhau như thế nào?

Lời giải:

- Đoạn trích trên kể về sự kiện nhân vật “tôi” gặp được hoàng tử bé khi đang gặp sự cố trên hoang mạc.

- Nội dung các chương I, II và XXVII đều đề cập đến việc nhân vật “tôi” gặp sự cố ở hoang mạc và những bức tranh của nhân vật “tôi”.


Câu 2 trang 18 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xác định và nêu ý nghĩa của hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé.

Lời giải:

- Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé là khi “tôi” gặp sự cố máy bay trên sa mạc.

- Ý nghĩa: mở ra diễn biến đặc sắc cho câu chuyện và khắc sâu vào tâm trí nhân vật “tôi”, anh đã tìm ra một người bạn, một người đủ khả năng để thấu hiểu anh trong lúc anh cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng


Câu 3 trang 18 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Theo em, điều gì đã dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ? Điều này có tác động đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu hay không? Vì sao?

Lời giải:

- Theo em, điều đã dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ do cậu nhìn bức tranh qua lăng kính của trẻ thơ. Vì vậy, thay vì nhìn vào những cái thực tế, hoàng tử bé sử dụng sức tưởng tượng phong phú của trẻ con để nhìn bức tranh con cừu


Câu 4 trang 18 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà. Theo em, nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?

Lời giải:

- Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà:

+ Buồn: “buồn lắm”, “những chiếc lục lạc lại biến hết cả thành nước mắt”, cho rằng nơi từng gặp hoàng tử bé là “quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian”.

+ Ngôn ngang nhiều cảm giác khó tả: lo lắng vì mình đã quên vẽ vòng da của rọ mõm khiến nó không thể buộc vào con cừu nên con cừu có thể ăn mặt bông hoa; tuy vậy, anh vẫn yên tâm, hạnh phúc vì tin tưởng vào sự cẩn thận của cậu bé.

+ Khát khao được gặp lại hoàng tử bé: cứ nghĩ mãi về cậu bé, về nơi cậu xuất hiện, về chốn cậu sinh sống, về những thứ nhỏ nhoi xung quanh cậu như con cừu và bông hoa; mong muốn mọi người nếu có đi qua nơi tác giả từng gặp hoàng tử bé và vô tình gặp được cậu ấy thì “hãy nhanh tay viết thư cho tôi biết là cậu đã trở lại”.

- Theo em, nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” muốn gặp hoàng tử bé là:

+ Gặp gỡ hoàng tử bé là một kỉ niệm không thể quên trong đời (nhân vật “tôi gặp cậu bé khi đang trong tình huống sống còn và cậu bé thực sự đã trở thành điểm tựa tinh thần cho anh).

+ Hoàng tử bé là tấm gương phản chiếu những giấc mộng ấu thơ chưa thành, là động lực làm sáng lại đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên, vô tư, lạc quan nhìn cuộc đời mà nhân vật “tôi” đã đánh mất, là chất xúc tác làm thăng hoa sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có.


Câu 5 trang 18 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Nhận xét về hình thức trình bày của văn bản Trong mắt trẻ. Em ấn tượng với bức tranh nào nhất? Vì sao?

Lời giải:

- Ta có thể thấy hình thức trình bày của văn bản Trong mắt trẻ rất độc đáo và sáng tạo khi tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn; sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem.

- Em ấn tượng với bức tranh đầu tiên nhất bởi vì thông qua bức tranh đó, nó có thể cho chúng ta thấy được sự khác nhau trong cách nhìn của người lớn và trẻ nhỏ trong cùng một bức tranh.


Câu 6 trang 19 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên?

Lời giải:

Qua đoạn trích trên, em có thể rút ra thông điệp về góc nhìn của mỗi người trong một sư vật, sự việc cụ thể. Nó sẽ khác nhau qua mọi lứa tuổi.


Câu 7 trang 19 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng)

Lời giải:

Thông qua văn bản “Trong mắt trẻ” của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri, ta có thể thấy được thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người về cách nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống. Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh đã đem đến cho chúng ta những sự thật thú vị về vấn đề góc nhìn. Mọi một độ tuổi đều có những cảm nhận và góc nhìn riêng về những sự kiện trong cuộc sống. Mọi người thường nghĩ rằng trẻ con thì không có cảm nhận hay góc nhìn về một vấn đề nào đó nhưng thông qua tác phẩm này, chắc chắn mọi người sẽ có suy nghĩ khác.

admin
2/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question