Soạn văn 8 bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Không chỉ hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh còn là một nhà văn nhà thơ xuất sắc với kho tàng di sản văn học rất phong phú, gồm văn chính luận, truyện kí, thơ ca,...

- Về văn chính luận, phải kể đến một số áng văn nổi tiếng như Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966),...

Soạn văn 8 bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn nhất

2. Tìm hiểu tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

a. Thể loại và xuất xứ

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thuộc thể loại nghị luận xã hội.

Văn bản được trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhan đề này là do người soạn sách giáo khoa đặt.

b. Bố cục văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Chia văn bản thành 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “lũ cướp nước”: Nêu vấn đề nghị luận: Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.

+ Phần 2: Tiếp đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”: Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.

+ Phần 3: Còn lại: Nhiệm vụ của mọi người.

c. Nội dung và giá trị của tác phẩm

* Nội dung:

Văn bản đã cho thấy một truyền thống tốt đẹp của dân ta, đó là có một lòng yêu nước nồng nàn. Và nó cần phải được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

* Giá trị nghệ thuật:

- Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.

- Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được diễn đạt dưới hình ảnh so sánh sinh động, dễ hiểu.

- Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc.

- Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Trước khi đọc 


Câu 1 trang 65 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

Lời giải:

Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người mang đến độc lập tự do hạnh phúc cho dân tộc ta mà còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc của kho tàng văn học Việt Nam. Không chỉ vậy, lối sống cũng như những tấm gương đạo đức của Bác cũng làm em rất ấn tượng


Câu 2 trang 65 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?

Lời giải:

Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách như học tập tốt, lao động hăng say, sản xuất, làm giàu chính đáng, làm việc có trách nhiệm, mẫn cán, chí công vô tư, cống hiến hết mình vì công việc, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, bảo vệ môi trường…

Đọc văn bản 


Câu 1 trang 66 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?

Lời giải:

Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ lòng tự hào và biết ơn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta suốt chiều dài lịch sử.


Câu 2 trang 66 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?

Lời giải:

Cách liệt kê dẫn chứng của tác giả phong phú, toàn diện, liên tục không rối, vừa khái quát vừa cụ thể, hệ thống rành mạch.


Câu 3 trang 66 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Lời giải:

Để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta, chúng ta cần phải tuyên truyền, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Sau khi đọc 


Câu 1 trang 67 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

Lời giải:

Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng tất cả mọi người.


Câu 2 trang 67 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Lời giải:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam nhưng đoạn trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh là do những lập luận và bố cục văn bản rất chặt chẽ. Có đầy đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian.


Câu 3 trang 67 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.

Lời giải:

Bài nghị luận này có 3 luận điểm:

Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta

Luận điểm 2: Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại

Luận điểm 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”


Câu 4 trang 67 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”?

Lời giải:

Những bằng chứng khách quan khiến tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” là tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại, vùng miền, lứa tuổi để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến.


Câu 5 trang 67 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

Lời giải:

Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.


Câu 6 trang 67 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

Lời giải:

Theo em, những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận là do văn bản có bố cục chặt chẽ; dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian; lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question