Soạn văn 8 bài Nếu mai em về Chiêm Hóa ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Nếu mai em về Chiêm Hóa ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Mai Liễu

- Nhà thơ Mai Liễu (1949 - 2020): tên thật là Ma Văn Liễu, quê ở xã Công Đa, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Khi làm thơ, làm báo ông thường lấy bút danh là Mai Liễu.

- Ông là nhà thơ tài năng thử sức với rất nhiều đề tài nhưng nổi tiếng với những vần thơ thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là những vần thơ về đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới.

Soạn văn 8 bài Nếu mai em về Chiêm Hóa ngắn nhất

- Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ đã xuất bản như: “Suối làng” (1994), “Mây vẫn bay về núi” (1995), “Lời then ai buộc” (1996), “Tìm tuổi” (1998), “Giấc mơ của núi” (2001), “Đầu nguồn mây trắng” (2004), “Bếp lửa nhà sàn” (2005), “Núi vẫn còn mưa” (2013), tuyển tập “Thơ Mai Liễu”,…

 


2. Tìm hiểu tác phẩm Nếu mai em về Chiêm Hóa

a. Thể loại và xuất xứ

- Nếu mai em về Chiêm Hóa thuộc thể loại: thơ sáu chữ, được trích từ tập “Thơ Mai Liễu”, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2015.

b. Bố cục Nếu mai em về Chiêm Hóa

- Khổ 1, 2: Bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân ở Chiêm Hóa.

- Khổ 3, 4: Vẻ đẹp con người trong mùa xuân.

- Khổ 5: Nét riêng trong lễ hội đầu năm ở Chiêm Hóa.

c. Nội dung và giá trị nghệ thuật

* Nội dung:

- Văn bản viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang với những cảnh sắc khi mùa xuân về, nhằm thể hiện tình yêu quê hương, nhớ về nguồn cội của tác giả.

* Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ.

- Miêu tả các hình ảnh thiên nhiên sinh động, nên thơ.

- Ngôn từ giản dị, gần gũi với người đọc.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 8 bài Nếu mai em về Chiêm Hóa ngắn nhất

Đọc hiểu


Câu 1 trang 45 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ.

Lời giải:

Biện pháp nhân hoá:

“ Đá ngồi dưới bến trông nhau

Non Thần hình như trẻ lại”


Câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Dòng thơ nào được điệp lại trong khổ cuối?

Lời giải:

Dòng thơ được điệp lại trong khổ cuối: Nếu mai em về Chiêm Hoá.

CH cuối bài


Câu 1 trang 46 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Hãy xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa.

Lời giải:

- Bố cục:

Khổ 1, 2: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở Chiêm Hóa.

Khổ 3, 4: Miêu tả vẻ đẹp của những người con gái vùng Chiêm Hóa.

Khổ 5: Lễ hội xuân ở vùng Chiêm Hóa.

- Mạch cảm xúc: Nỗi nhớ mà nhà thơ dành cho vùng đất quê hương Chiêm Hoá.


Câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân? Hãy chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em về bức tranh đó (Gợi ý: về màu sắc, sức sống; về những nét riêng của mùa xuân ở vùng núi phía bắc,…)

Lời giải:

Những hình ảnh, chi tiết mà tác giả sử dụng thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân: mưa tơ rét lộc, sông Gâm đôi bờ cát trắng, đá ngồi trông nhau, Non Thần như trẻ lại, cô gái Dao, cô gái bản Tày.

→ Nhận xét: Bức tranh thiên nhiên và con người hiện lên với những màu sắc tươi sáng, không khí tươi vui tràn đầy sức sống khi mùa xuân về.

Câu 3 trang 46 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.

Lời giải:

Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản là:

- Hình ảnh "Đá - ngồi, trông nhau" và "Non Thần - trẻ lại" ở khổ 2.

- Hình ảnh "Mùa xuân - lạc đường" ở khổ 4.

→ Tác dụng: Làm cho sự vật có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sống động.


Câu 4 trang 46 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Tìm các từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?

Lời giải:

Các từ đồng nghĩa với từ về: quay lại, lại, đến,....

Theo em, nên chọn từ “về” vì nó tạo cho ta một cảm giác thân quen hơn.


Câu 5 trang 46 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?

Lời giải:

Bài thơ thể hiện tình yêu, nỗi nhớ của tác giả đối với quê hương mình.


Câu 6 trang 46 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Giả sử sau dấu ba chấm “Nếu mai em về…” là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình? Vì sao em lại chọn các chi tiết, hình ảnh ấy?

Lời giải:

Nếu sau dấu ba chấm là tên vùng đất quê hương em thì em sẽ chia sẻ hình ảnh những đồng lúa chín, những đàn trâu chiều chiều gặm cỏ, những hàng cây xanh mát mỗi trưa hè. Em chọn những hình ảnh ấy bởi vì đó là những điểm đặc trưng nổi bật của quê hương em, nó khiến cho em có cảm giác yên bình mỗi khi nhớ về.

admin
2/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question