Soạn văn 8 bài Mời trầu ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Mời trầu ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Hồ Xuân Hương

- Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất, sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX

- Tuy xinh đẹp, thông minh nhưng cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề làm lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.

- Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.

- Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ tương truyền là của Hồ Xuân Hương.

- Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

Soạn văn 8 bài Mời trầu ngắn nhất

2. Tác phẩm Mời trầu

a. Thể loại và xuất xứ

"Mời trầu" thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

b. Nội dung và giá trị nghệ thuật

* Nội dung

Bài thơ Mời trầu nói về hình ảnh trầu, cau. Qua hình ảnh trầu cau và hành động mời trầu của chính tác giả ta thấy đây chính là một thông điệp mà Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm, trong đó gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời.

* Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được Hồ Xuân Hương sử dụng rất nhuần nhuyễn. Đây là thể thơ có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Ta có thể thấy điều này thể hiện rõ trong cách gieo vần của bài Mời trầu.

- Vần ở các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Cụ thể ở đây là “hôi”, “rồi” “vôi”. Bốn câu trong bài Mời trầu được viết đúng theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 8 bài Mời trầu ngắn nhất

CH cuối bài 


Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu.

Lời giải:

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- 4 phần: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Chủ đề: Ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.


Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt? Nội dung phong tục ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm này?

Lời giải:

- Bài thơ gắn với phong tục ăn trầu, mời trầu của người Việt

- Nội dung phong tục được thể hiện qua hai câu thơ đầu.


Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:

a. Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ

b. Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương. Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả?

Lời giải:

a. Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ như “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” nhằm răn đe người khách đang mời trầu đừng bội tình bạc nghĩa.

b.

Từ ngữ mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

Những từ ngữ đó đã thể hiện cái tôi độc đáo mà duyên dáng của tác giả


Câu 4 trang 41 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc. Theo em, đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Lời giải:

Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc:

- Đầu tiên là những cảm xúc chân thật, khiêm nhường: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”.

- Nhưng cũng rất cá tính, rõ ràng: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu thơ vừa khẳng định, tự tin vừa có chút nhí nhảnh xen lẫn trào lộng. Mời trầu không phải là một bài thơ trào phúng nhưng có ý vị trào phúng với sắc thái chua cay (người con gái đã thể hiện khát vọng, gửi gắm tình yêu qua miếng trầu mời nhưng rất có thể sẽ chỉ nhận được tình cảm lạnh lùng, hờ hững, thậm chí là bạc bẽo của chàng trai).

- Vừa hi vọng, nghiêm túc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”, nhưng lập tức lại thâm trầm và phảng phất nỗi buồn sâu xa, xen lẫn sự trách móc, ngờ vực: “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.

Chỉ qua bốn câu thơ mà Hồ Xuân Hương đã thể hiện nhiều cung bậc sinh động của tình cảm con người, bộc lộ thế giới nội tâm của một thiếu nữ đang khao khát một tình yêu chân thành, sâu sắc nhưng cũng rất cảnh giác với sự đen bạc của lòng người.


Câu 5 trang 41 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm. Nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ này bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng)

Lời giải:

Bài thơ mời trầu là một trong những tác phẩm xuất sắc của Hồ Xuân Hương. Ngay cái tên, chúng ta tưởng nội dung chính của bài thơ là nói về việc mời trầu tuy nhiên, tác giả chỉ mượn nó để nói chuyện tình cảm. Qua bài thơ, tác giả muốn bênh vực số phận bi thảm của người phụ nữ trong thời kì xưa đồng thời qua đó bộc lộ những tâm tư của bà về tình duyên và cuộc đời. Bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa qua đó muốn mọi người trân trọng người phụ nữ và những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.


Câu 6 trang 42 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau:

Miếng trầu ăn kết làm đôi

Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng

Trầu xanh, cau trắng cay nồng

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên

Lời giải:

- Giống: bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao đều nói về tình yêu đôi lứa.

- Khác:

 Mời trầuBài ca dao
Thể thơThơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luậtThơ lục bát
Thái độBày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo.Vui mừng trước tình yêu đôi lứa
admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question