Soạn văn 8 bài Miền châu thổ Sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Miền châu thổ Sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Lê Anh Tuấn

- Là chuyên gia nghiên cứu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về biến đổi khí hậu, thành viên Ban cố vấn mạng lưới sông ngòi Việt Nam và Mạng lưới đồng bằng sông Mê Không vì bảo vệ môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu. Ông đã xuất bản hơn 50 bài báo, tài liệu hội thảo, sách, ...


2. Tìm hiểu tác phẩm Miền châu thổ Sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

a. Thể loại và xuất xứ

Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin, trích tạp chí Kinh tế Sài Gòn online, ngày 06/02/2022

b. Bố cục

Văn bản gồm 5 phần

- Phần 1 (từ đầu đến "chào đón" lũ"): Sự cần thiết của lũ với đồng bằng sông Cửu Long

- Phần 2 (tiếp đến "Tổ quốc"): quá trình kiến tạo đồng bằng và Điểm đặc biệt trpng sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long

- Phần 3 (tiếp đến "đất trũng lung bàu"): Sự trù phú của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Phần 4 (tiếp đến "khó khăn"): Những kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long

- Phần 5 (còn lại): Tác dụng của mùa nước nổi

c. Nội dung và giá trị của tác phẩm

* Nội dung:

Cuộc sống của bà con vùng châu thổ sông Cửu Long, ưu điểm và nhược điểm của lũ khi tới đồng bằng sông Cửu Long

* Giá trị nghệ thuật:

Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 8 bài Miền châu thổ Sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ ngắn nhất

Trước khi đọc 


Câu 1 trang 89 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Hãy nêu tên một sáng tác dân gian có nói đến hiện tượng lũ lụt. Theo em, trong sáng tác đó, lũ lụt đã để lại ấn tượng nổi bật gì?

Lời giải:

Sáng tác dân gian nói đến hiện tượng lũ lụt: Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em, trong sáng tác đó, lũ lụt để lại ấn tượng về sức tàn phá khủng khiếp, làm hao hụt cả sức người và sức của.


Câu 2 trang 89 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ sống chung với lũ? Thử suy đoán về nguồn gốc của thành ngữ này.

Lời giải:

- Thành ngữ Sống chung với lũ chỉ sự thích nghi với điều kiện sống, làm quen, chấp nhận với những điều kiện khó khăn mà hoàn cảnh mang lại.

- Nguồn gốc: do nhiều năm liền người dân đều gặp phải lũ lụt và gió bão làm tiêu tán bao tài sản, của cải lẫn mạng người, biết không thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng lũ lụt, con người đã nghĩ ra nhiều phương án khác nhau để sống chung với lũ.

Đọc văn bản 


Câu 1 trang 89 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Phần sa-pô báo hiệu điều gì sẽ được triển khai trong văn bản?

Lời giải:

Phần sa-pô báo hiệu điều nội dung sẽ được triển khai trong văn bản, đó là người dân vùng Cửu Long không thể sống thiếu lũ.


Câu 2 trang 89 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Tác giả giải thích như thế nào về quá trình kiến tạo đồng bằng nói chung?

Lời giải:

Quá trình kiến tạo đồng bằng nói chung được hình thành và phát triển hình thể từ các trận lũ hàng năm.


Câu 3 trang 90 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Những điểm đặc biệt trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là gì?

Lời giải:

Những điểm đặc biệt trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là:

- Tuổi địa chất trẻ

- Nằm tận cùng của lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều vùng địa chất khác nhau


Câu 4 trang 90 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Sự trù phú của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

Sự trù phú của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được biểu hiện thông qua:

- Lớp đất mặt giàu dinh dưỡng với thành phần chính là đất sét và đất thịt

- Có thêm nguồn nước dồi dào giúp ích cho nông nghiệp và thủy sản phát triển với năng suất sinh học lớn.


Câu 5 trang 91 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Vì sao có lũ lớn lại là điều được người dân miền sông nước mong đợi?

Lời giải:

Lũ lớn lại là điều được người dân miền sông nước mong đợi vì khi lũ tới có nhiều cá, chim, sản vật mùa lũ nhiều,...qua đó có thể thấy chắc chắn năm sau canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao.


Câu 6 trang 91 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Hiện tượng ngập lụt đã tạo nên những kết nối quan trọng nào?

Lời giải:

- Kết nối dòng chảy giữa đoạn sông thượng lưu và đoạn sông hạ lưu trong quá trình chuyển nước, cá và phù sa

- Kết nối giữa sông và hai bên bờ

- Kết nối thủy vực từ dòng sông và cửa sông ra vùng ven biển, thềm lục địa và biển cả


Câu 7 trang 92 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Đoạn văn này có sự kết nối như thế nào với nhan đề của văn bản?

Lời giải:

Lý giải nhan đề tại sao miền châu thổ lại cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.

Sau khi đọc 


Câu 1 trang 92 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Thông tin chính mà tác giả muốn truyền tải qua văn bản này là gì?

Lời giải:

Làm rõ quan điểm miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.


Câu 2 trang 92 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Có thể xếp Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên được không? Vì sao?

Lời giải:

Có, vì văn bản đã chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm khi lũ tràn xuống vùng châu thổ sông Cửu Long.


Câu 3 trang 92 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự hay quan hệ nào? Nêu nhận xét về hiệu quả của cách trình bày đó.

Lời giải:

- Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự kết quả - nguyên nhân. Trật tự đó sẽ giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng và những ích lợi mà lũ mang lại cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.


Câu 4 trang 92 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn nào? Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa gì?

Lời giải:

- Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn về ưu điểm và nhược điểm. Từ đó cho thấy lũ lụt mang đến nhiều lợi ích hơn là tác hại, chỉ cần biết cách khai thác thì người dân sẽ nhận được rất nhiều từ lũ.


Câu 5 trang 92 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Vì sao trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ, dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử”?

Lời giải:

Trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ, dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử” vì bài viết đang làm rõ quan điểm Đồng bằng sông Cửu Long không thể “sống” thiếu lũ, từ đó thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm này


Câu 6 trang 92 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Những thông tin được đưa đến trong văn bản có điểm gì mới so với điều em đã biết?

Lời giải:

Ngoài những thiệt hại mà lũ gây nên, em biết thêm những lợi ích và tài nguyên mà lũ lụt đem đến cho hoạt động sản xuất, đời sống hàng ngày.


Câu 7 trang 92 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long có thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác hay không? Vì sao?

Lời giải:

Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long không thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác vì mỗi vùng đất sẽ có đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng khác nhau.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question