Soạn văn 8 bài Lòng yêu nước của nhân dân ta

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Lòng yêu nước của nhân dân ta ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.

- Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế, là người đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

- Không chỉ là một nhà cách mạng mà Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng với rất nhiều rác phẩm xuất sắc ở mọi thể loại.

+ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước.

+ Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu

+ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)

- Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng


2. Tìm hiểu tác phẩm Lòng yêu nước của nhân dân ta

a. Thể loại và xuất xứ 

"Lòng yêu nước của nhân dân ta" thuộc thể loại Văn bản nghị luận, được trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay), tên bài do người soạn sách đặt.

b. Bố cục bài Lòng yêu nước của nhân dân ta

Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”): Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước.

- Phần 2 (tiếp đó đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.

- Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của mọi người.

c. Nội dung và giá trị nghệ thuật

* Nội dung:

- Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

* Giá trị nghệ thuật

- Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc

- Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục.

- Cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc đáo.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 8 bài Lòng yêu nước của nhân dân ta

Câu 1 trang 11 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện bằng nhiều cách, già trẻ, gái trai đều một lòng đoàn kết đánh giặc, góp sức trong công cuộc bảo vệ đất nước.


Câu 2 trang 12 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xác định luận đề và luận điểm trong văn bản.

Lời giải:

- Luận đề: lòng yêu nước của nhân dân ta.

- Luận điểm: lòng yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta.


Câu 3 trang 12 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề và luận điểm.

Lời giải:

Soạn văn 8 bài Lòng yêu nước của nhân dân ta

Câu 4 trang 12 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em.

Lời giải:

Lòng yêu nước không chỉ thể hiện qua việc đi đánh giặc mà lòng yêu nước còn được thể hiện qua những điều nhỏ nhất. Từ trước đến nay, một số việc mà em đã hoàn thành tốt để thể hiện lòng yêu nước của mình là cố gắng học tập thật tốt, đưa tổ quốc sánh vai với cường quốc năm châu như lời Bác Hồ mong muốn. Ngoài ra, để góp công sức mình vào công cuộc xây dựng Tổ quốc, em cũng tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, của tỉnh và địa phương như quyên góp xây dựng các công trình của đất nước, tham gia dọn vệ sinh các khu di tích lịch sử, tham gia quảng bá hình ảnh đất nước qua các trang mạng xã hội,... Từ đó, biết được sự vất vả, gian nan của những vị lãnh đạo lớn, của những người đứng đầu, những người đã giúp cho đất nước có được như ngày hôm nay để luôn biết ơn và gìn giữ Tổ quốc.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question