Soạn văn 8 bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Trần Tế Xương

- Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương. Quê quán ở làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).

- Cuộc đời của ông rất ngắn ngủi, không những vậy còn gặp nhiều gian truân:

+ Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả tám lần. Đó là các khoa: Bính Tuất (1886); Mậu Tý (1888); Tân Mão (1891); Giáp Ngọ (1894); Đinh Dậu (1897); Canh Tý (1900); Quý Mão (1903) và Bính Ngọ (1906).

+ Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm).

+ Sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng.

- Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc, chủ yếu phản ánh bức tranh rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân - nửa phong kiến.

- Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,...

- Một số tác phẩm như: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ,...


2. Tìm hiểu tác phẩm Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

a. Thể loại và xuất xứ

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Vào khoa thi năm 1897 (năm Đinh Dậu), kì thi Hương ba năm diễn ra một lần vốn từ xưa đều được tổ chức ở Hà Nội, nay bị Pháp bãi bỏ và tổ chức chung cho thí sinh ở trường Nam Định thi cùng với thí sinh trường Hà Nội. Chứng kiến hiện thực đầy bát nháo, đau xót đó, Tú Xương đã sáng tác bài thơ này.

b. Bố cục bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Hai câu thơ đầu. Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu.

- Phần 2. Bốn câu thơ tiếp theo. Cảnh trường thi trong thực tế.

- Phần 3. Hai câu thơ còn lại. Thái độ, tâm trạng của nhà thơ.

c. Nội dung và giá trị của tác phẩm

* Nội dung:

- Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử – một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.

* Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ.

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.

Soạn văn 8 bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Trước khi đọc 


Câu 1 trang 82 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích tìm kiếm nhân tài phục vụ cho triều đình và giúp ích cho đất nước.


Câu 2 trang 82 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,…) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?

Lời giải:

Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,…) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải với mục đích tôn vinh, khen ngợi những người thi đỗ được đề tên trên bảng vàng.

Sau khi đọc 


Câu 1 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Lời giải:

Bố cục bài thơ gồm 4 phần. Đó là đề - thực - luận - kết.

- Đề (2 câu đầu): Chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX

- Thực (2 câu tiếp): Hình ảnh các sĩ tử khi đi thi

- Luận (2 câu tiếp): Hình ảnh những ông bà lớn

- Kết (2 câu cuối): Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi


Câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Hai câu thơ đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?

Lời giải:

Hai câu đề đã phơi bày cả sự đổ nát của kỳ thi quốc gia và phê phán nhà nước vô trách nhiệm.


Câu 3 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.

Lời giải:

Biện pháp tu từ đảo ngữ đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”. Nó đã nhấn mạnh được không khí lôi thôi, nhếch nhác trong ngày thi đồng thời thể hiện thái độ khinh ghét của tác giả.


Câu 4 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.

Lời giải:

Phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực: “lôi thôi sĩ tử” >< “ậm ọe quan trường” đã cho thấy sự láo nháo, lộn xộn của trường thi dù đây là một kì thi Hương quan trọng.


Câu 5 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?

Lời giải:

Qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm, ta có thấy tiếng cười trào phúng được thể hiện một cách rõ ràng:

- Sự xuất hiện của quan sứ và mụ đầm không làm quan trường trang nghiêm mà lại trở nên náo loạn, nhố nhăng

- Quyết định số phận sĩ tử lại là những kẻ không biết gì về Nho học.


Câu 6 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?

Lời giải:

- Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng là tầng lớp trí thức.

- Thái độ mà tác giả muốn gửi đến tầng lớp này là sự đay nghiến mà xót xa nhằm thức tỉnh họ.


Câu 7 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

Lời giải:

Nhân vật em ấn tướng nhiều nhất là những người sĩ tử. Vì tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch trong khi đáng ra họ phải là những thư sinh nho nhã, thanh lịch.


Câu 8 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?

Lời giải:

Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là phê phán hiện thực đau buồn, nhốn nháo, nhố nhăng. Đồng thời, giọng điệu trữ tình trong bài cũng thấm thía bao cay đắng tủi nhục.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question