Soạn văn 8 bài Hoàng Lê nhất thống chí ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Hoàng Lê nhất thống chí ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Ngô gia văn phái

- Ngô gia văn phái không phải tên một tác mà mà là tên của một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội) do Ngô Chi Thất và Ngô Trân là người đề xướng và dựng nên.

- Ngô gia văn phái gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.


2. Tìm hiểu tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí

a. Thể loại và xuất xứ 

“Hoàng lê nhất thống chí” thuộc thể loại truyện lịch sử, trích trong phần lớn hồi mười bốn, viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

b. Bố cục bài Hoàng lê nhất thống chí

Bố cục: 3 phần

- Phần 1: (từ đầu đến “...hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng cháp năm Mậu Thân 1788”): được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc.

- Phần 2: (tiếp theo đến “… vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.

- Phần 3: (còn lại): Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

c. Nội dung và giá trị nghệ thuật

* Nội dung:

- Văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” đã ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

* Giá trị nghệ thuật

-Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng.

- Khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi.

- Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập.

- Miêu tả hành động, lời nói của nhân vật, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân một cách cụ thể.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Trải nghiệm cùng VB 


Câu 1 trang 71 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em biết, hoặc hình dung?

Lời giải:

Theo như em biết các vị vua lên ngôi theo kiểu cha truyền con nối, được sự chấp thuận, ủng hộ tuy nhiên Trịnh Tông lên ngôi được là nhờ vào bọn kiêu binh cướp ngôi


Câu 2 trang 72 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh?

Lời giải:

Em thấy hành động của đám kiêu binh rất kiêu căng, không quan tâm đến nỗi khổ của nhân dân.


Câu 3 trang 73 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Câu nói này thể hiện nét tính cách nào của Vua Quang Trung?

Lời giải:

Câu nói trên đã thể hiện nét tính cách quyết đoán, dám nghĩ dám làm và đặc biệt tính toán như thần của Vua Quang Trung.


Câu 4 trang 75 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi?

Lời giải:

Từ đây, tuyến truyện có sự thay đổi từ mô tả, phản ánh hướng đi của  ta sáng mô tả tình hình của giặc.


Câu 5 trang 76 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?

Lời giải:

Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống là một tuyến truyện khác bởi nội dung và đối tượng mô tả ở phần này khác so với các phần còn lại.

Suy ngẫm và phản hồi 


Câu 1 trang 77 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.

Lời giải:

Soạn văn 8 bài Hoàng Lê nhất thống chí ngắn nhất (ảnh 2)

Câu 2 trang 77 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.

Lời giải:

Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là quyết đoán, sáng suốt, nhìn xa và trông rộng, tài giỏi, văn võ song toàn.

Một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy:

+ Tổ chức tập luyện đánh giặc như hành quân hỏa tốc, duyệt binh, tuyển binh, lập kế hoạch hành quân đánh giặc.

+ Tìm ra được sự tương quan giữa quân ta và quân địch từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Giỏi trong việc nhìn nhận và dùng người.

+ Có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc với những mưu tính rất chính xác


Câu 3 trang 77 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,…)

Lời giải:

Tác giả có cách kể chuyện rất hấp dẫn và đầy logic. Bằng cách dừng ngôi kể thứ ba kết hợp cùng lời kể của các nhân vật khác đã cho chúng ta thấy được câu chuyện được bao quát và chân thực hơn và qua đó thấy thêm được tính cách, tâm lý, hành động và con người của họ nhiều hơn.


Câu 4 trang 77 SGK Ngữ văn 8 tập 2

So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?

Lời giải:

Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh có sự khác biệt rõ ràng:

Với anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh: thái độ phê phán thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi như một trò hề khôi hài, chưa từng thấy trong các nghĩ lễ đăng quang hoàng đế,…

Với vua tôi Lê Chiếu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh: thái độ phê phán, chế giễu thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả các cảnh thua trận, đặc biệt là cảnh trốn chạy nhục nhã của chúng.

Với Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn: thái độ nể trọng, ngợi ca thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả tính kỉ luật, dũng mãnh, cách thể hiện chân dung Hoàng đế Quang Trung như một anh hùng chiến trận, một vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng,…


Câu 5 trang 77 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.

Lời giải:

Qua văn bản, em đã hiểu thêm được nhiều điều về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta. Có thể thấy Quang Trung là một vị chỉ huy tài giỏi và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta chính là một minh chứng rõ ràng và sâu sắc cho tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta.


Câu 6 trang 77 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Văn bản đã giúp em hiểu thêm điều gì về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời?

Lời giải:

Văn bản đã giúp em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời: Không chỉ phải chiến đấu với giặc ngoại xâm mà chúng ta còn có cả giặc phản quốc. Vua và quân dân đều đồng lòng cùng nhau đánh giặc. Các cuộc kháng chiến của chúng ta đều thắng lợi là vì do có người lãnh đạo tài giỏi và tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của quân và dân ta.


Câu 7 trang 77 SGK Ngữ văn 8 tập 2

So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.

Lời giải:
Cốt truyện trong văn bản trên với cốt truyện Xe đêm đều có cốt truyện đa tuyến và đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau.

Nguyễn Hoài Linh
28/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question