Soạn văn 8 bài Hịch tướng sĩ ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Hịch tướng sĩ ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


Soạn văn 8 bài Hịch tướng sĩ ngắn nhất

Đọc hiểu 


Câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nội dung chính của phần (2) là gì?

Lời giải:

Nội dung chính của phần (2) là những lời tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.


Câu 2 trang 112 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Những thái độ, hành động nào bị tác giả phê phán?

Lời giải:

Tác giả phê phán bị vì hành động hưởng lạc và thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước, không chỉ vậy còn ham thú vui tầm thường


Câu 3 trang 112 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Việc nêu lên hậu quả nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Việc nêu lên hậu quả nhằm mục đích khích lệ các tướng sĩ quyết tâm tiêu diệt giặc, nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng.


Câu 4 trang 113 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Những vấn đề nào được nêu lên ở đoạn cuối phần (3)?

Lời giải:

Những vấn đề nào được nêu lên ở đoạn cuối phần (3) là:

- Nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược.

- Khích lệ binh sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược

- Kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.


Câu 5 trang 113 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu hỏi “Vì sao vậy?” nhằm giải thích cho điều gì?

Lời giải:

Câu hỏi “Vì sao vậy?” nhằm giải thích cho lí do việc phải làm ở đoạn văn đầu tiên của phần 4.

CH cuối bài 

Soạn văn 8 bài Hịch tướng sĩ ngắn nhất

Câu 1 trang 114 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.

Lời giải:

- Mục đích: phê phán tinh thần mất cảnh giác của tướng sĩ đồng thời khích lệ tinh thần chiến đấu của họ.

- Đối tượng thuyết phục: các tướng sĩ.


Câu 2 trang 114 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trình bày bố cục của bài hịch, cho biết luận điểm của từng phần và mối quan hệ của mỗi phần với mục đích của bài hịch.

Lời giải:

- Bài hịch có bố cục thành 4 phần:

+ Phần 1: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

+ Phần 2: Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

+ Phần 3: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

+ Phần 4: Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.


Câu 3 trang 114 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Tác giả bài hịch đưa ra những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách và đương thời nhằm mục đích gì? Các tấm gương đó có điểm chung nào?

Lời giải:

- Tác giả bài hịch đưa ra những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách và đương thời ngoài mục đích nêu gương mà còn qua đó khơi gợi tinh thần yêu nước, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

- Các tấm gương đó có điểm chung đều là những anh hùng của đất nước.


Câu 4 trang 114 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Hãy chỉ ra những lí lẽ, bằng chứng về thái độ của sứ giặc mà tác giả đã nêu lên trong bài hịch. Đoạn văn tố cáo kẻ thù đó sẽ tác động đến tình cảm của tướng sĩ như thế nào?

Lời giải:

- Những lí lẽ, bằng chứng về sự ngang ngược và tội ác của giặc Mông - Nguyên mà tác giả đã nêu lên trong bài hịch:

+ Hành vi láo xược, không coi ai ra gì của kẻ thù: chỉ là sứ giả mà đi lại nghênh ngang ngoài đường, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ – là những người đại diện cho quốc gia, dân tộc.

+ Lòng tham vô hạn: luôn đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, vơ vét của kho có hạn. Nhưng chúng không chỉ dừng ở đó. Mục đích của chúng là nhằm gây hấn để tạo cớ xâm lược.

Đó là những bằng chứng khách quan. Các bằng chứng đó được dẫn dắt bằng những lí lẽ cứng rắn, hùng hồn, thể hiện thái độ căm phẫn, khinh ghét của tác giả đối với kẻ địch. Tác giả sử dụng các câu như “uốn lưỡi cú diều”, “đem thân dê chớ” để chỉ những hành động của chúng. Qua đó, cũng làm rõ việc tại sao triều đình bắt buộc phải nhịn nhục trước sứ giả Mông – Nguyên, cốt để tìm cơ hội đem lại hoà bình, dành thời gian để củng cố lực lượng phòng thủ trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.

- Đoạn văn nêu bằng chứng về sự ngang ngược và tội ác của quân Mông Nguyên có tác dụng khích lệ tinh thần tự tôn dân tộc, khơi dậy lòng căm thù giặc và rèn luyện ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc, rửa mối hận, mối nhục mà kẻ thù cố tình gây ra cho triều đình và đất nước. Từ đó, sẽ khiến các tướng sĩ thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với đất nước.


Câu 5 trang 114 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Những câu văn nào trong bài hịch thể hiện tấm lòng của người chủ tướng? Theo em, những câu văn ấy có tác động như thế nào đối với người đọc, người nghe? Qua đó, em có nhận xét gì về con người Trần Quốc Tuấn?

Lời giải:

- Những câu văn trong bài hịch thể hiện tấm lòng của người chủ tướng:

+ "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."

- Theo em, những câu văn ấy có tác động rất lớn đối với người đọc, người nghe, giúp chúng ta cảm nhận được sự hy sinh to lớn của vị tướng tài ba.


Câu 6 trang 115 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Theo em, nội dung bài hịch có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hôm nay?

Lời giải:

Theo em, nội dung bài hịch có ý nghĩa như một lời răn dạy cho tới ngày nay.


Câu 7 trang 115 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác?

Lời giải:

Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em đã học thêm được được cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác: Đầu tiên là phải có đầy đủ lập luận, lí lẽ và dẫn chứng, chúng phải mạch lạc rõ ràng, giàu sức thuyết phục.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question