Soạn văn 8 bài Đường về quê mẹ ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Đường về quê mẹ ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Đoàn Văn Cừ

- Đoàn Văn Cừ (1913 - 2004) quê gốc ở xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Là nhà thơ được biết đến qua những bài thơ viết về hội hè, đình đám, chợ tết nông thôn đăng trên báo Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn.

- Từ năm 1948 đến 1952, ông phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1955, ông công tác ở Chi hội văn nghệ Liên khu II, sau đó công tác ở NXB Phổ thông. Đến tuổi nghỉ hưu ông về lại quê hương xã Trực Nội, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định vui với thú điền viên xưa cũ.

Soạn văn 8 bài Đường về quê mẹ ngắn nhất

- Ông viết không nhiều. Sau tập Thôn ca I (1939) ông có tập Thôn ca II (1960), NXB Văn học ấn hành. Năm 1979, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam Ninh cho in tập Dọc đường xuân tập hợp một số bài thơ của ông.


2. Tìm hiểu tác phẩm Đường về quê mẹ

a. Thể loại và xuất xứ

- Đường về quê mẹ thuộc thể loại thơ bảy chữ, được trích từ tập “Thơ Mới 1932 - 1945: Tác giả và tác phẩm”, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2001.

b. Bố cục bài Đường về quê mẹ

- Khổ 1: không gian và thời gian khi “tôi” về quê.

- Khổ 2, 4: bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê.

- Khổ 3, 5: hình ảnh người mẹ trên con đường về quê.

- Khổ 6: những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn.

c. Nội dung và giá trị nghệ thuật

* Nội dung:

- Văn bản nói về những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Trong kí ức đẹp đẽ ấy, cứ mỗi độ xuân về mẹ lại dẫn đàn con về quê của mẹ, diễn tả được tâm trạng vui mừng, háo hức của người con mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào của con về vẻ xinh đẹp, nết na của mẹ.

* Giá trị nghệ thuật

- Miêu tả các hình ảnh thiên nhiên và con người sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa.

- Ngôn từ giản dị, gần gũi với người đọc.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Đọc hiểu

Soạn văn 8 bài Đường về quê mẹ ngắn nhất

Câu 1 trang 48 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Chú ý thời điểm và không gian khi mẹ đưa "tôi" về quê ngoại.

Lời giải:

Thời điểm và không gian khi mẹ đưa "tôi" về quê ngoại là vào mùa xuân để gặp mặt họ hàng.


Câu 2 trang 48 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Ở các khổ 2, 4: Thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?

Lời giải:

Ở các khổ 2, 4: Thiên nhiên và con người hiện lên rất đỗi bình dị và thân thuộc. Ở khổ 2, hình ảnh thiên nhiên đồng quê quen thuộc hiện lên với “những rặng cây đề, là con sông lượn ven đê, là cồn cỏ xanh, bãi tía, người làm đất trồng cây”. Còn ở khổ 4 tập trung miêu tả con người và cuộc sống nơi thôn quê với đoàn người thu hoạch nông sản, cánh có trắng bay bà xóm chợ lều đầy lá bàng rơi.


Câu 3 trang 49 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Em hiểu nghĩa của từ ngữ "mang đi" trong dòng 20 là gì?

Lời giải:

Em hiểu nghĩa của từ ngữ "mang đi" trong dòng 20 là sự trôi chảy của thời gian


Câu 4 trang 49 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xác định thể thơ, vần và nhịp của bài thơ.

Lời giải:

- Thể thơ của bài thơ thất ngôn.

- Vần của bài thơ là vần ân: xuân, gần, thân tạo cho người đọc cảm giác rân rân, gần gần, phân thân, bần thần…như một tiếng chuông ngân dài mãi nỗi phân vân “U tôi” ngày ấy.

- Nhịp thơ linh hoạt: 3/2/2, 2/2/3, 4/3.

CH cuối bài


Câu 1 trang 49 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Bài thơ là lời của ai? Nêu ấn tượng chung của em về tác phẩm.

Lời giải:

- Bài thơ là của tác giả, cũng chính là của người con.

- Ấn tượng chung của em về tác phẩm là thông qua những kí ức đẹp đẽ của tác giả, em có thể thấy thêm một bức tranh quê hương về khung cảnh thiên nhiên, con người khi về quê tươi đẹp và bình dị.


Câu 2 trang 49 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ và đặt tên cho từng phần.

Lời giải:

- Bố cục của bài thơ được chia làm 6 phần tướng ứng với 6 khổ thơ.

+ Khổ đầu: hoàn cảnh và lí do "tôi" được về thăm mẹ

+ 5 khổ còn lại: khung cảnh và hình ảnh người mẹ trên con đường về quê trong kí ức của "tôi"


Câu 3 trang 49 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.

Lời giải:

- Các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ:

+ Về thiên nhiên: rặng đề, dòng sông, cồn xanh, bãi mía, xóm chợ, trời xanh, cò trắng.

+ Về con người: người lao động hăng say làm việc, trang phục, tính cách của người mẹ.

-> Bài thơ là một bức tranh tả thực bình dị, tươi đẹp nhưng cũng rất sinh động tái hiện lại cảnh làng quê Việt Nam xưa dưới ngòi bút tinh tế của tác giả.


Câu 4 trang 49 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng và tình cảm gì của nhà thơ?

Lời giải:

Bài thơ đã diễn tả được tình yêu thương và sự biết ơn của nhà thơ với quá khứ tươi đẹp với mẹ và với quê hương.


Câu 5 trang 49 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? Hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thể hiện hình ảnh, chi tiết đó.

Lời giải:

Em thích nhất hình ảnh làng quê Việt Nam xưa trong bài thơ. So với bây giờ thì làng quê vẫn đẹp như vậy tuy nhiên bức tranh làng quê xưa lại thanh bình và tươi đẹp hơn. Cảnh vật nơi đây vô cùng gần gũi với những rặng đề, dòng sông trắng lượn, bãi cỏ xanh, cánh đồng bát ngát. Con người thì đang hăng say lao động trong không gian thiên nhiên tươi mát đó. Tất cả đã tạo nên một bức tranh phong cảnh hài hòa và đẹp hơn bao giờ hết của làng quê Việt xưa

admin
2/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question