Soạn văn 8 bài Đồng chí ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Đồng chí ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Chính Hữu

- Chính Hữu (1926-2007): Tên thật là Trần Đình Đắc, bút danh Chính Hữu. Quê ở tỉnh Hà Tĩnh. Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.

- Ngòi bút của ông thường hướng về hiện thực chiến tranh tàn khốc và đề tài chính là viết về chiến tranh và người lính.

- Phong cách sáng tác của Chính Hữu thường là những bài thơ mang đậm dấu ấn cá nhân với cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng, hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, đặc sắc.


2. Tìm hiểu tác phẩm Đồng chí

a. Thể loại và xuất xứ

- Đồng chí thuộc thể loại thơ tự do, được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp.

⇒ Được đánh giá là tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, bài thơ đã đi qua hành trình hơn nửa thế kỉ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

b. Bố cục

- Đoạn 1 (7 câu thơ đầu): Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính.

- Đoạn 2 (10 câu thơ tiếp theo): Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở những người lính.

- Đoạn 3 (3 câu kết): Biểu tượng đẹp về tình đồng chí.

c. Nội dung và giá trị của tác phẩm

* Nội dung:

Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm chất của những người lính cách mạng. Qua đó hiện lên hình tượng chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

* Giá trị nghệ thuật:

Bài thơ thành công về nghệ thuật bởi thể thơ tự do linh hoạt, các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực, ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 8 bài Đồng chí ngắn nhất

Trước khi đọc 


Câu 1 trang 37 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Ở lớp 6 và lớp 7, em đã được học những thể thơ nào? Đọc một bài thơ thuộc một trong những thể thơ đó.

Lời giải:

- Ở lớp 6 và lớp 7, em đã được học những thể thơ như: lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ.

- Ví dụ: Gặp lá cơm nếp

Xa nhà đã mấy năm

Thèm bát xôi mùa gặt

Khói bay ngang tầm mắt

Mùi xôi sao lạ lùng.

Mẹ ở đâu, chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thôi cơm nếp

Mà thơm suốt đường con.

Ôi mùi vị quê hương

Con quên làm sao được

Mẹ già và đất nước

Chia đều nỗi nhớ thương.

Cây nhỏ rừng Trường Sơn

Hiểu lòng nên thơm mãi…


Câu 2 trang 37 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Nêu tên một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm chiến tranh mà em đã học, đã đọc.

Lời giải:

Một số bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm chiến tranh mà em đã học, đã đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Tây tiến…

Sau khi đọc 


Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện như thế nào qua bài thơ Đồng chí?

Lời giải:

Những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện qua bài thơ Đồng chí là:

- Số tiếng, số dòng: không quy định

- Gieo vần: tự do linh hoạt.

- Diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước hình ảnh những người lính


Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Xác định mạch cảm xúc qua các phần của bài thơ.

Lời giải:

Bài thơ có thể chia làm 3 phần:

- Phần 1 (6 câu đầu): Những cơ sở của tình đồng chí.

- Phần 2 (11 câu tiếp): Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.

- Phần 3 (3 câu cuối): Hình ảnh người lính trong đêm canh gác.


Câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Bài thơ thể hiện lời tâm tình của ai với ai? Theo em, việc chọn nhân vật thể hiện cảm xúc như vậy có ý nghĩa gì?

Lời giải:

- Bài thơ thể hiện lời tâm tình của người lính với người đồng đội của mình.

- Theo em, việc chọn nhân vật thể hiện cảm xúc như vậy có ý nghĩa gây ấn tượng sâu đậm


Câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Hai khổ thơ đầu giúp em hiểu gì về khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính? Xác định và nêu ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh thể hiện quá trình hình thành tình đồng chí.

Lời giải:

- Hai khổ thơ đầu giúp em thấy được khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo. Ngoài ra tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”.

- Không chỉ vậy, tinh đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ cùa những người bạn chí cốt: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.


Câu 5 trang 39 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ?

Lời giải:

- Dòng thơ thứ bảy đặc biệt ở chỗ là nó chỉ có một từ với hai tiếng “Đồng chí”, là một từ dùng để xưng hô trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội. Chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm than

- Điều đó có tác dụng tạo một nốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ. Như cái bản lề gắn kết hai đoạn: cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí và những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí.


Câu 6 trang 39 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính được khắc họa trong đoạn thơ từ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Lời giải:

Đoạn thơ từ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày đến Thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã cho chúng ta thấy được sự hy sinh, dứt khoát dứt áo ra đi của các chiến sĩ. Họ ra đi để lại sau lưng mình những gì thương quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa...Họ phải đối mặt với những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày...Tuy vậy, họ không hề chán nản, tiêu cực mà luôn trong trạng thái vui vẻ, thoải mái, “miệng cười buốt giá”, cười trong gian lao, bởi có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.


Câu 7 trang 39 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Phân tích hình ảnh “đầu súng trăng treo" ở cuối bài thơ.

Lời giải:

Hình ảnh “đầu súng trăng treo" ở cuối bài thơ là một hình ảnh rất sáng giá, độc đáo và thể hiện sự tinh tế, sáng tạo của tác giả. Đó là hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya. “Súng” là biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” là biểu tượng vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. Hai hình ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính - chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng.


Câu 8 trang 39 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xác định cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đồng chí.

Lời giải:

Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đồng chí là tình đồng chí đồng đội cao đẹp, cùng chung lý tưởng và ý chí chiến đấu.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question