Soạn văn 8 bài Chiếu dời đô ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Chiếu dời đô ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Lí Công Uẩn

- Lí Công Uẩn (974 - 1028) tức Lí Thái Tổ, là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

+ Ông là người thông minh, có chí lớn, lập được nhiều chiến công. Dưới thời Lê ông làm chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngọa mất ông được tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

- Phong cách sáng tác: Sáng tác của ông chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận nước


2. Tìm hiểu tác phẩm Chiếu dời đô

a. Thể loại và xuất xứ

Chiếu dời đô thuộc thể loại chiếu (văn nghị luận), được sáng tác vào năm 1010, khi Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Bài chiếu này chính là để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

b. Bố cục văn bản Chiếu dời đô

- Phần 1: Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”: Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

- Phần 2: “Huống gì” đến “muôn đời”: Những lí do chọn Đại La làm kinh đô

- Phần 3: Còn lại: Thông báo quyết định dời đô

c. Nội dung và giá trị nghệ thuật

* Nội dung

Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

* Giá trị nghệ thuật

- Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

Soạn văn 8 bài Chiếu dời đô ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Đọc hiểu


Câu 1 trang 118 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều thật thịnh vượng.


Câu 2 trang 119 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Thành Đại La có lợi thế như thế nào?

Lời giải:

Thành Đại La có lợi thế không chỉ về địa lý, phong thủy, tài nguyên mà nó còn có lời thế về chính trị.Đây cũng chính là nơi Cao Vương từng định đô, có trung tâm của đất trời, mở ra 4 phương, muôn vật phong phú, tốt tươi, nơi tụ hội trọng yếu của đất nước.


Câu 3 trang 119 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu hỏi kết thúc văn bản thể hiện điều gì?

Lời giải:

Câu hỏi kết thúc văn bản thể hiện quyết định vừa được ban bố và lời phủ dụ yên dân

CH cuối bài


Câu 1 trang 119 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. Nêu lên ý nghĩa lịch sử của văn bản này.

Lời giải:

Chiếu dời đô được sáng tác vào năm 1010, khi Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Bài chiếu này chính là để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

- Ý nghĩa lịch sử: ý tứ sâu sắc, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Lí Công Uẩn


Câu 2 trang 119 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Dựa vào nội dung phần (1) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô.

Lời giải:

Từ nội dung phần (1) của bài chiếu, ta có thể thấy lí do cần dời đô là do kinh đô cũ đã không còn thích hợp với sự mở mang của đất nước.


Câu 3 trang 119 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Lời giải:

Để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng rõ ràng và chặt chẽ:

- Lí lẽ: là nơi trung tâm của đất nước, rộng rãi, dễ thủ khó công, tiện lợi cho sự phát triển lớn mạnh.

- Bằng chứng: dựa vào những sự kiện lịch sử có thật, hợp tình hợp lí, đúng theo nguyện vọng của nhân dân và sự phát triển của đất nước.


Câu 4 trang 119 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm như thế nào?

Lời giải:

Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm. Trong Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn không dùng nhiều lời mà hướng đến cái lí sắc bén, thuyết phục lòng người.


Câu 5 trang 119 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu lên ý nghĩa, tác dụng việc dời đô của Lý Công Uẩn.

Lời giải:

Các vua trước khi làm việc gì cũng tính toán kĩ càng, đặc biệt là việc rời đô. Do đó, viêc rời đô của Lý Công Uẩn là một việc làm mang ý nghĩa lớn cũng như có tác động tích cực tới đất nước ta. Kinh đô cũ đã không còn đủ khả năng để phát triển đất nước, vậy nên việc chọn kinh đô mới là điều vô cùng cần thiết. không chỉ vậy, kinh đô mới còn là nơi rất thuận lợi. Thành Đại La có lợi thế không chỉ về địa lý, phong thủy, tài nguyên mà nó còn có lời thế về chính trị.Đây cũng chính là nơi Cao Vương từng định đô, có trung tâm của đất trời, mở ra 4 phương, muôn vật phong phú, tốt tươi, nơi tụ hội trọng yếu của đất nước. Vì vậy, có thể nói việc dời đô của Lý Công Uẩn là hoàn toàn hợp lý.

admin
2/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question