Soạn văn 8 bài Chái bếp ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Chái bếp ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Lý Hữu Lương

- Lý Hữu Lương, sinh năm 1988, là người dân tộc Dao, sinh ra ở bản Khe Rộng - bản của người Dao quần chẹt trên núi Bàn Mai (xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái).

- Thơ Lý Hữu Lương giàu hình tượng, truyền thuyết nhưng đi kèm đó cũng là tính thực tại đời sống của người Dao. Văn thơ ông đều sử dụng ngôn ngữ hết sức mộc mạc, nhiều phương ngữ, thổ ngữ, cho ta thấy tâm hồn anh thấm đẫm tình yêu cội nguồn.


2. Tìm hiểu tác phẩm Chái bếp

a. Thể loại và xuất xứ 

Chái bếp thuộc thể thơ 7 chữ, in trong Yao, NXB Hội nhà văn, 2021.

b. Bố cục bài Chái bếp

Gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả

+ Phần 2 (Khổ 2, 3, 4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó

+ Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.

c. Nội dung và giá trị nghệ thuật

* Nội dung:

Bài thơ nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương.

* Giá trị nghệ thuật

- Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.

- Sử dụng điệp từ nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, kỉ niệm tuổi thơ.

- Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa độc đáo: ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thông mình”


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 8 bài Chái bếp ngắn nhất

Câu 1 trang 22 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc sắc?

Lời giải:

Hình ảnh “chái bếp” là hình ảnh rất đỗi quen thuộc với đồng bào người Dao, mộc mạc, đơn sơ là nơi lưu giữ biết bao kỉ niệm. “Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.


Câu 2 trang 22 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?

Lời giải:

- Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh: ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn…

→ Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.


Câu 3 trang 22 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ.

Lời giải:

Từ “cho” được điệp lại 5 lần trong văn bản nhằm nhấn mạnh khao khát trở về với những điều thân thương bình dị, ôn lại những kỉ niệm đẹp, những phút giây gia đình đoàn viên, trở về mái ấm quê hương của tác giả đồng thời nhấn mạnh tình cảm da diết, trực trào trong lòng tác giả.


Câu 4 trang 22 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?

Lời giải:

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình yêu gia đình, yêu quê hương


Câu 5 trang 22 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nêu chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?

Lời giải:

- Chủ đề bài thơ: Sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau.

- Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương được tác giả thể hiện qua việc nhắc nhớ lại những hình ảnh, kỉ niệm đã gắn bó suốt từ thời thơ ấu. Khi nhắc lại là cảm xúc ùa về, lưu luyến và bịn rịn.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question