Soạn văn 8 bài Bài ca Côn Sơn ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 8 bài Bài ca Côn Sơn ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm


1. Tác giả Nguyễn Trãi

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê ở Chi Ngại - Chí Linh - Hải Dương.

- Ông là người toàn đức, toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, là người VN đầu tiên được công nhận: danh nhân văn hoá thế giới (1980), không chỉ vậy ông còn là  nhà văn lớn của dân tộc.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập...


2. Tìm hiểu tác phẩm Bài ca Côn Sơn

a. Thể loại và xuất xứ 

- Bài thơ Côn Sơn ca thuộc thể loại thơ Lục bát, được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép phải cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn.

- Bài thơ được viết bằng chữ Hán trong tập “Ức Trai thi tập”.

b. Bố cục bài Bài ca Côn Sơn

Gồm 2 phần

+ Phần 1 – Cảnh trí Côn Sơn

+ Phần 2 – Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.

c. Nội dung và giá trị nghệ thuật

* Nội dung:

- Nhân cách thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi.

* Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát, giọng điệu nhẹ nhàng.

- So sánh, liên tưởng, lấy động gợi tĩnh.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 8 bài Bài ca Côn Sơn ngắn nhất

Câu 1 trang 66 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.

Lời giải:

Các biện pháp tu từ và tác dụng được sử dụng trong bốn câu thơ đầu trên là:

- Biện pháp so sánh:

+ tiếng “suối chảy” như “tiếng đàn cầm”.

+ ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

=> Tác dụng: làm tăng sức gợi hình và biểu cảm cho sự diễn đạt, thể hiện vẻ đẹp mảnh đất Côn Sơn, một nơi yên bình, yên ả, vắng lặng, êm đềm và gửi gắm tình cảm của tác giả.

- Sử dụng từ láy “rì rầm”

=> Tác dụng miêu tả dòng nước nơi đây chảy xiết, càng làm nổi bật cho phong cảnh và cảnh vật của Côn Sơn.


Câu 2 trang 66 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?

Lời giải:

Nhân vật “ta” trong đoạn trích chính là tác giả, là nhà thơ Nguyễn Trãi.


Câu 3 trang 66 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.

Lời giải:

- Hình ảnh miêu tả thiên nhiên Côn Sơn

+ Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm

+ Đá rêu phơi

+ Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày

+ Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp từ: Côn Sơn

+ So sánh

=> Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, hấp dẫn, thú vị và nên thơ. Thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ

- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn

- Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…

=> Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn

=> Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.


Câu 4 trang 66 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?

Lời giải:

Hình ảnh thiên nhiên khoáng đạt, tươi đẹp, hấp dẫn cùng tâm hồn thanh cao, hòa mình vào thiên nhiên của nhân vật “ta” giúp cho bức tranh thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question