Soạn văn 7 bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của quê nội (Võ Quảng) ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 7 bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của quê nội (Võ Quảng) ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả – tác phẩm


1.Tác giả

- Trần Thanh Địch (1912 2007) quê ở Thừa Thiên - Huế

- Ông là nhà văn, nhà báo và nhà phê bình có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi

- Một số tác phẩm: Đôi tai mèo (1973), Một cần câu (1993),... được yêu mến và đánh giá cao


2. Tác phẩm

a. Thể loại

Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội thuộc thể loại văn bản nghị luận

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- In trong cuốn Bàn về văn học thiếu nhi, xuất bản năm 1983

- Nhan đề do người biên soạn đặt.

c. Phương thức biểu đạt 

Văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội có phương thức biểu đạt là nghị luận.

d. Bố cục bài

- Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội có bố cục gồm 4 phần:

+ Phần một: Từ đầu đến “Cách mạng tháng Tám thành công”: Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.

+ Phần hai: Tiếp theo đến “an phận thủ thường”: Bàn luận về thế giới nhân vật trong tác phẩm.

+ Phần ba: Tiếp theo đến “nhân vật trực diện khác”: Bàn luận về người kể chuyện trong tác phẩm.

+ Phần cuối: Còn lại: Nhận xét của tác giả về sức cuốn hút của tác phẩm.

e. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

Văn bản là lời bàn luận sâu sắc của nhà phê bình Võ Quảng, qua những đánh giá, nhận định, phân tích của ông người đọc có thể hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm nổi tiếng Quê nội.

  • Giá trị nghệ thuật:

- Lập luận chặt chẽ, logic, rành mạch.

- Lối viết cuốn hút, thể hiện rõ quan điểm cá nhân.

- Cách so sánh hấp dẫn.

Soạn văn 7 bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của quê nội (Võ Quảng) ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1.Đọc văn bản 


Câu 1 ( trang 104, SGK Ngữ văn lớp 7, tập hai)

Theo dõi: Vấn đề được nêu ra để bàn luận

Lời giải 

- Mỗi tác phẩm có một lối, một ngón nghề riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết. Tảng sáng cũng như Quê nội là những tập truyện dài, gần như không có cốt truyện nhưng lại có sức hấp dẫn lạ lùng.


Câu 2 (trang 105, SGK Ngữ văn lớp 7, tập hai)

Theo dõi: Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm

Lời giải

- Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.


Câu 3 (trang 105, SGK Ngữ văn lớp 7, tập hai)

Theo dõi: Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm

Lời giải

- Họ thường làm việc hơi quá sức mình một chút. Suốt ngày họ lo đến công việc xã hội hơn là công việc nhà mình. Nông thôn sôi động như một gia đình vừa thức giấc. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới đi luyện tập quân sự. Trong Tảng sáng, những cục, Cù Lao, bà Kiến, ông Hai Dĩ, thầy Lê Tảo,... là những con người thật đáng yêu. Mỗi người đều mang cá tính riêng nhưng lại giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội


Câu 4 (trang 105, SGK Ngữ văn lớp 7, tập hai)

Theo dõi: Cách nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của người viết

Lời giải

- Tác giả đưa ra bằng chứng cụ thể về các tuyến nhân vật để chứng minh cho ý kiến của mình:

+ Tuyến nhân vật một: Cục, Cù Lao, bà Kiến

+ Tuyến nhân vật hai: chị Ba, anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, anh Bảy Hoành, ông Tư Đàm, cô Tuyết Hạnh

+ Tuyên nhân vật ba: anh Trâu Bĩnh và những chú chó


Câu 5 (trang 105, SGK Ngữ văn lớp 7, tập hai)

Theo dõi: Ý kiến của tác giả về người kể chuyện trong tác phẩm.

Lời giải

- Vai “tôi” dễ có điều kiện dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật, từ đó đẩy ống kính cận cảnh vào các nhân vật vệ tinh khác của mình. Tuy nhiên, vai “tôi” cũng có nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.


Câu 6 (trang 106, SGK Ngữ văn lớp 7, tập hai)

Theo dõi: Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm

Lời giải 

- Tác phẩm đã khiến người đọc xúc động, xao xuyến với những cảnh sinh hoạt của người dân nơi đây,  trang tả cảnh đồng bào ta gọi nhau đi học ban đêm qua những ngọn đèn bồng bềnh từ nhà này trôi sang nhà khác,...

2. Sau khi đọc


Câu 1 (trang 106, SGK Ngữ văn lớp 7, tập hai)

Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng?

Lời giải

Trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng, người viết tập trung bàn luận về:

+ Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương bình dị, chân thật

+ Vai trò của vai "tôi" trong tác phẩm


Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ văn lớp 7, tập hai)

Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời

- Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về nghệ thuật:

Truyện gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động. Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng "tôi".

+ Về nội dung: Những câu chuyện xảy ra trong khủng cảnh quê hương nông thôn miền Trung. Khi các nhân vật là những người nông dân bình thường, hiền lành, chất phác vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa tự chuẩn bị chống giặc giữ làng. Điều này thể hiện sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình,...

- Em căn cứ vào nội dung của văn bản để xác định những đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm


Câu 3 (trang 106, SGK Ngữ văn lớp 7, tập hai)

Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội. Cách trình bày bằng chứng của người viết có điều gì đáng chú ý?

Lời giải

- Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:

+ Hoàn cảnh đời sống: Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.

+ Nêu bằng chứng về các tuyến nhân vật: Những nhân vật đáng yêu, mang cá tính riêng nhưng lại giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội

+ Về vai kể chuyện: Vai “tôi” dễ có điều kiện dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật, từ đó đẩy ống kính cận cảnh vào các nhân vật vệ tinh khác của mình. Tuy nhiên, vai “tôi” cũng có nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.

- Cách trình bày bằng chứng của người viết đáng chú ý vì tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, bóc tách, cảm nhận sâu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Quê nội.


Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ văn lớp 7, tập hai)

Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này?

Lời giải

- Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện trong bài viết này:

+ Mục đích viết nhằm làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.

+ Đặc điểm, nội dung chính của văn bản: Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

-> Từ đó ta nhận thấy được rằng đây là mối quan hệ hai chiều, Tác giả sử dụng mục đích viết là cái để cho đặc điểm và nội dung chính của văn bản hướng đến, trong khi đặc điểm và nội dung chính của văn bản sẽ hiện thực hóa mục đích viết, chứng minh, phê bình về khía cạnh vẻ đẹp giản dị, chân thật của tác phẩm Quê nội.

3. Viết kết nối với đọc


(trang 106, SGK Ngữ văn lớp 7, tập hai)

Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.

Lời giải 

Những tác phẩm mang chủ đề màu sắc về tình yêu quê hương, đất nước vốn không hề ít trong diễn đàn văn học Việt Nam. Mỗi tác phẩm lại mang đến một cá tính riêng, bài thơ "Đất nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện cái tôi yêu thương da diết dành cho đất nước, quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên. Trong từng lời thơ, chúng ta đều thấy được dáng vẻ suy tư, dạt dào cảm xúc của người con yêu nước Nguyễn Khoa Điềm qua những cái nhìn đầy mới lạ, độc đáo, dựa trên nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, văn hóa,... để từ đó làm nổi bật lên tư tưởng "Đất nước của nhân dân". Tư tưởng ấy đã cho độc giả thấy được hình ảnh đất nước mang những giá trị, linh hồn là kết tinh của sự đoàn kết, trí tuệ, tinh thần cống hiến, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Qua đó, ta cũng cảm nhận được nét độc đáo, đặc biệt, cái chất riêng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm "Chất trí tuệ hoà quyện trong chất suy tư sâu lắng".

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question