Soạn văn 7 bài Tục ngữ về thiên nhiên lao động và con người xã hội (2) ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 7 bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả – tác phẩm


1.Tác phẩm

a. Thể loại: Tục ngữ

b. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

c. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật 

  • Giá trị nội dung

- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

- Tục ngữ về con người, xã hội nhằm chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

  • Giá trị nghệ thuật

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

Soạn văn 7 bài Tục ngữ về thiên nhiên lao động và con người xã hội (2) ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Đọc hiểu


Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Đề tài các câu tục ngữ ở đây có gì giống với các câu tục ngữ đã học ở trước?

Lời giải 

Các câu tục ngữ trong bài này và các câu tục ngữ đã học trước đó đều nói về đề tài thiên nhiên, lao động và con người thông các kinh nghiệm quan sát khám phá của người xưa.

2. Câu hỏi cuối bài


Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

Lời giải 

Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm 3 nhóm:

- Nhóm tục ngữ về thiên nhiên: 1, 3

- Nhóm tục ngữ về lao động: 2, 4

- Nhóm tục ngữ về con người, xã hội: 5, 6, 7, 8.


Câu 2 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nêu cách hiểu của em về các câu tục ngữ trên.

Lời giải 

Câu 1 "Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ" -> Khi trời có màu ráng mỡ gà (vàng) thì thường trời sẽ có mưa bão lớn. Vì thế, dặn người lao động phải chú ý chống bão.

Câu 2 "Nhất thì, nhì thục" -> Trong sản xuất, vai trò của thời vụ( đúng thời điiểm) là quan trọng hàng đầu rồi sau đó mới đến cày bừa kỹ trong nông nghiệp

Câu 3 "Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật" -> Đây là một kinh nghiệm dự đoán thời tiết: nếu nhìn thấy trời có cầu vồng ở phía đông hoặc ở phía tây là sắp có mưa to gió lớn, giông bão.

Câu 4 "Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông" -> Nếu muốn bắt tôm thì phải đi buổi gần chập tối, còn bắt cá thì đi lúc sáng sớm

Câu 5 "Đói cho sạch, rách cho thơm" -> Cuộc sống của con người cũng có lúc khó khăn về vật chất nhưng sống phải sao cho thật trong sạch, thiện lương.

Câu 6 "Chết trong hơn sống đục" -> Thà chết mà giữ được nhân phẩm còn hơn sống mà phải chịu nhục.

Câu 7 "Có công mài sắt, có ngày nên kim" ->  Cố gắng, nỗ lực chăm chì thì ắt sẽ đạt được thành công

Câu 8 "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" -> Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người có công xây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.


Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa gì đối với đời sống thực tiễn của con người?

Lời giải 

Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống thực tiễn của con người lao động chân chất, thiện lương. Khi nó vừa là điềm báo, giúp người dân biết được sự thay đổi thời tiết để có sự chuẩn bị kĩ càng và cũng là sự động viên, cổ vũ người lao động chăm chỉ làm lụng, đừng để cái tham lam, dối trá, lười biếng ăn mòn phẩm chất tốt đẹp cần cù, chăm chỉ.


Câu 4 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?

Lời giải

Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân bởi vì tục ngữ được đúc kết lại từ sự trải nghiệm, quan sát, khám phá từ thực tế diễn ra hằng ngày của người nông dân. Và trải qua nhiều quá trình biến đổi của tự nhiên, xã hội nhân dân ta đã đúc thành kinh nghiệm nhằm truyền đạt cho thế hệ sau để phục cho sản xuất, công việc, đời sống của bản thân.


Câu 5 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.

Lời giải

Câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình là "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Câu tục ngữ ấy chính là niềm động lực, vực dậy tinh thần của em mỗi khi em mệt mỏi, mất động lực, muốn dừng và buông bỏ hết tất cả. Cứ mỗi lần như vậy em sẽ càng cố gắng hơn nữa, bởi sự chăm chỉ không ngừng nỗ lực sẽ giúp em đạt được mục đích mà mình đã đặt ra và hằng mong muốn. Dẫu cho có thất bại thì nó vẫn sẽ là tiền đề để hỗ trợ em mài giũa cây kim của riêng mình

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question