Soạn văn 7 bài Ông đồ ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 7 bài Ông đồ ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả – tác phẩm


1. Tác giả

- Vũ Đình Liên (1913 - 1996), Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội là một trong những lớp đầu tiên của phong trào thơ mới và ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.

- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng

- Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…


2. Tác phẩm

a. Thể loại: Thể thơ 5 chữ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vì trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm

d. Bố cục:

- Chia làm 3 phần:

+ Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế

+ Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi (lụi tàn)

+ Phần 3: Tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương tác giả gửi gắm

e. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

- Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả

  • Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ được viết theo thể thơ ngụ ngôn gồm nhiều khổ

- Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ

- Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm

Soạn văn 7 bài Ông đồ ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Đọc hiểu


Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định vần và nhịp của bài thơ.

Lời giải 

- Bài thơ gieo vần chân, trong mỗi khổ, tiếng cuối cùng của câu 1 vần với tiếng cuối cùng của câu 3. Tương tự, tiếng cuối cùng của câu 2 vần với tiếng cuối cùng của câu 4.

- Ngắt nhịp: 2/3 (Mỗi năm/hoa đào nở), 3/2 (Bày mực tàu/,giấy đỏ)


Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Cảnh và người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ hiện lên như thế nào?

Lời giải 

Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên mang màu sắc rực rỡ đậm chất của mùa xuân Tết đến: hoa đào nở rộ, phố sá đông người qua, ông đồ xuất hiện cùng mực tàu giấy đỏ đem lại niềm vui cho mọi người khi viết câu đối tết


Câu 3 (trang 47, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?

Lời giải 

Trong khổ thơ thứ hai:

“Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài”

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”

Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nét chữ, đẹp đẽ phóng khoáng khiến biết bao người thuê viết phải tấm tắc ngợi khen. Chỉ khi cái tài được bộc lộ rõ thì con người mới không tiếc lời ngợi khen. Nếu nó xấu thì không ai bỏ phí thời gian, tiền của, vốn liếng từ vực mà không nhận lại lợi ích gì.


Câu 4 (trang 47, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò gì?

Lời giải

Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò như một cánh cửa của hai thời kì khép lại những điều tốt đẹp nhất và cho thấy hiện thực tàn khốc của ngày nay.


Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?

Lời giải

Hình ảnh ở khổ thơ cuối mang một nỗi buồn man mác, trống vắng khác hẳn với không khí rộn ràng vui tươi của khổ thơ đầu khi mà ngày xưa con người thường dân trân quý những nét chữ của các ông đồ mỗi dịp tết đến xuân về, nhưng mà dần dà theo thời gian, con người hiện đại lại ít quan tâm đến những lễ nghi phong tục ấy, mà chỉ hướng lên các chữ "nhân tạo" có sẵn để tiết kiệm thời gian, thế nên nghề ông đồ ngày càng hiếm vì ít có người kiếm được ra tiền và thể hiện cái tài của bản thân.

2. Trả lời câu hỏi cuối bài


Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?

Lời giải 

Bài thơ viết về ông đồ viết thư pháp thời xưa và sự lãng quên của xã hội với ông đồ ngày nay. Bài thơ là tiếng nói, cảm xúc tiếc nuối của tác giả trước sự lụi tàn của một thế hệ, một tư tưởng và một nét đẹp mang tính truyền thống góp phần làm đẹp cái tết xuân của người xưa.


Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?

Lời giải 

Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, từ ngày xưa cho đến ngày nay. Qua cách trình bày đó, có tác dụng thể hiện sự thay đổi, thiếu đi hình ảnh của những ông đồ - những người nghệ nhân với tài thư pháp trong những dịp lễ khai xuân với câu đố mang đậm không khí tết, hạnh phúc, ấm no.


Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1,2 so với các khổ thơ 3,4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

Lời giải

- Khổ 1, 2: hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày Tết,  chữ Nho tuyệt đỉnh "Như phượng múa rồng bay" được mọi người ca ngợi "Tấm tắc ngợi khen tài". Mọi người đều chú ý, quan tâm đến tài năng của ông, đến xin chữ để treo ngày Tết và thể hiện được sự coi trọng của con người đối với ông đồ cùng thư pháp lúc bấy giờ.

- Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí đã trở nên khác hẳn, số lượng những người nghệ nhân hay chính là ông đồ đang ngày càng vắng vẻ theo từng năm bởi ông vẫn ngồi ở một chỗ nhưng lại chả có ai bận tậm, xin chữ.

=> Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời vẻ vang và sự phai mờ dần của nét đẹp văn hóa truyền thống dịp lễ tết trong lòng mỗi người.


Câu 4 (trang 48, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

Lời giải 

* Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài:

- Nhân hóa: "Giấy đỏ - buồn", "Mực-sầu"

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”

→ Giấy, mực là những đồ vật vô tri, không thể hiện được cảm xúc. Nhưng tác giả dùng biện pháp nhân hóa, giúp cho những vật ấy có cảm xúc riêng biết buồn, sầu.

- So sánh:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”

→ Tác giả sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện cái tài của người nghệ nhân, khi những nét bút tựa như phượng múa, rồng bay mà không phải bất kì ai có thể làm được.


Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, những dòng thơ sau tả cảnh hay tả tình? Vì sao?

- Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu…

- Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa bụi bay

Lời giải

Những dòng thơ trên là những câu thơ không chỉ tả cảnh mà còn để tả tình. Tác giả tả khung cảnh buồn hiu hắt, trống vắng, với biện pháp nhân hóa như đang nói lên tiếng lòng của biết bao ông đồ qua hình ảnh giấy đỏ buồn, mực sầu, lá rơi trên giấy mỗi nuồn buồn day dứt, buồn tủi, chán chường vì không còn một thời người người sôi nổi đi mua câu đố, ngắm nhìn tấm tắc ngợi khen từng nét bút của các ông đồ.


Câu 6 (trang 48, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?

Lời giải

Vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, mọi người thường đi xin chữ của những ông đồ để đem về treo trong nhà, như một tín ngưỡng mong chờ một năm mới an vui, may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà. Những việc làm ấy đem đến nhiều ý nghĩa, như tôn trọng phát huy những truyền thống mà thế hệ ông bà ta để lại, và làm cho nó trở nên rực rỡ hơn.

Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh ông đồng đang viết câu đó trên trang giấy đỏ cùng những người đang vây xung quanh xem thán phục và ngợi khen cái tài của ông.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question