Soạn văn 7 bài Những cánh buồm ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 7 bài Những cánh buồm ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả – tác phẩm


1. Tác giả

- Nhà thơ Hoàng Trung Thông (1925-1993), quê gốc ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam.

- Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lí tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ.

- Tác phẩm chính: Một số tập thơ như Quê hương chiến đấu, Đường chúng ta đi (thơ – 1960), Những cánh buồm, Đầu sóng, … và một số tiểu luận phê bình: Chặng đường mới của văn học chúng ta, Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống, Những người thân những người bạn, ….


2. Tác phẩm

a. Thể loại: Thơ tự do

b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, Biểu cảm

c. Xuất sứ: In trong tập Những cánh buồm, NXB Văn học, Hà Nội, 1964.

d. Bố cục:

- Gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.

+ Phần 2: Tiếp đến “để con đi…” : Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của con.

e. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

- Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

  • Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn.

Soạn văn 7 bài Những cánh buồm ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Đọc hiểu


Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Lưu ý bối cảnh bài thơ

Lời giải

Bài thơ lấy bối cảnh về hai cha con đang đi dạo trên bờ biển. Trên biển là những con thuyền với những cánh buồm lênh đênh ngoài khơi xa.


Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng.

Lời giải

- Rực rỡ: dùng để chỉ vẻ đẹp láp lánh, tươi sáng của ánh mặt trời và đồng thời vẻ đẹp ấy tượng trưng cho tương lai của con

- Lênh khênh: từ láy hình tượng, dùng để diễn tả cá bóng cao lớn của cha, cao những không vững vàng.

- Rả rích: nhiều, không ngớt

- Phơi phới: chỉ sự hứng khởi, đón chờ, mong đợi

- Trầm ngâm: sự suy tư, suy ngẫm về một việc gì đó.

- Thầm thì: chỉ sự khẽ khàng, không phát thành tiếng to


Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Thái độ và tâm sự của người cha như thế nào?

Lời giải 

- Thái độ của cha đối với con vô cùng nhẹ nhàng, trìu mến.

+ Cử chỉ ân cần, dịu dàng, dắt tay con đi trên cát, mỉm cười, xoa đầu con và giải thích cho con về những thắc mắc

- Tâm sự: người cha rấy trân thành nhẹ nhàng dành tình yêu thương và sự dịu dàng con


Câu 4 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?

Lời giải

Dấu chấm lửng có tác dụng biểu thị lời nói ngân dài, ngập ngừng, ngắt quãng chưa kết thúc.


Câu 5 (trang 23, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em hiểu ý của dòng thơ cuối bài là gì?

Lời giải 

Dòng thơ cuối bài mang đến dòng tâm trạng bồi hồi xúc động của người cha khi nhớ rằng mình ngày xưa cũng trong sáng, ngây thơ hướng đến những ước mong to lớn như con bây giờ.

2. Câu hỏi cuối bài


Câu 1 (trang 23, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồ thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, cách hiệp vần,...

Lời giải 

- Số tiếng ở các dòng: từ 5 đến 7 tiếng.

- Số dòng: mỗi khổ thơ không cố định, khổ nhiều khổ ít

- Cách hiệp vần: tự do, không theo niêm luật quy tắc thông thường, gieo một cách ngẫu hứng


Câu 2 (trang 23, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển.

Lời giải

- Hai cha con trò chuyện về phía chân trời có những gì

- Hình ảnh hai cha con đi dạo dọc bờ biển sau trận mưa đêm rả rích, bầu trời và bãi biển sạch bóng, ánh mặt trời hồng rực rỡ ban mai, ấm áp. Bóng hình trải dài trên nền cát mịm màng. Người cha cao gầy bóng lênh khênh, còn người con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha làm nên một cái bóng tròn chắc nịch. Hai cha con nắm tay nhau vừa đi vừa chuyện. Xa xa kia là những cánh buồm của những con tàu đánh cá đang lênh đênh trên biển khơi trong xanh, một khung cảnh thật bình yên, an lành.


Câu 3 (trang 23, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Trong bài thơ, hình ảnh "cánh buồm" được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?

Lời giải 

- Hình ảnh cánh buồm được nhắc lại 2 lần chứa đựng nhiều ý nghĩa:

+ "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa"

+ "Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ"

Tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió của biết bao thế hệ để khám phá vùng đất mới, mở mang kiến thức


Câu 4 (trang 23, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?

Lời giải 

Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ được đi xa tận biển khơi để khám phá nhiều điều mới lạ trong cuộc sống mà con chưa được thấy.

=> Điều đó thể hiện tâm hồn ngây thơ, yêu đời, yêu cuộc sống của một đứa trẻ, đó cũng là những ước mơ lớn lao, vĩ đại mà biết bao người hằng mong muốn thực hiện và điều đó cũng làm tăng nên sự đẹp đẽ hy vọng cho đời.


Câu 5 (trang 23, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.

Lời giải 

- Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến những ước mơ thuở nhỏ của mình, mong ước được khám phá, chinh phục nhũng vùng đất mới nơi chân trời bao la.

- Đóng vai người cha: Nghe những ước mơ của con, tôi chợt đến mình hồi bé, khi được ngắm nhìn biển xanh thẳm bao la kia với biết bao điều bí ẩn, tôi mong ước rằng mình có thể lớn thật nhanh, để chinh phục được ước mơ của bản thân nhưng rồi khi lớn lên mọi điều xảy ra không theo như bước chân khi còn thơ bé. Cảm giác ấy thật tiếc nuối nhưng cũng thật hoài niệm làm sao.


Câu 6 (trang 23, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em thích nhất khổ thơ hay hình ành nào trong bài thơ? Vì sao?

Lời giải 

Em thích nhất hình ảnh "Cha lại dắt con đi trên cát mịn .... Để con đi..." bởi khổ thơ đã vẽ lên khung cảnh bình yên, hạnh phúc của hai cha con khi cùng nhau trên cát mịn, ánh nắng của mặt trời tỏa sáng rực rỡ, cháy bỏng, người con với sự hồn nhiên ngây thơ của mình chỉ đến cánh buồm xa xôi, mong ước về tương lai được khám phá, tận hưởng những vẻ đẹp nơi chân trời đại dương kia.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question