Soạn văn 7 bài Mẹ và quả ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 7 bài Mẹ và quả ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả – tác phẩm


1.Tác giả

- Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế;

- Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước...

- Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.

- Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam.

=> Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.

- Tác phẩm chính:

+ Đất ngoại ô (thơ, 1973);

+ Cửa thép (ký, 1972);

+ Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974);

+ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986);

+ Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990)


2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 2012

b. Thể loại: thơ tự do

c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả

d. Bố cục:

Chia bài thơ làm 2 đoạn:

- 2 khổ thơ đầu: Thể hiện lòng mong mỏi đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn.

- Khổ thơ cuối: Sự băn khoăn lo lắng khi mẹ đã già mà mình còn chưa trưởng thành.

e. Giá trị nội dung, nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

- Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu suy tư trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã nhận thức được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm.

- Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ.

  • Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ để làm nổi bật hình ảnh người mẹ.

- Thể thơ 7 chữ kết hợp 8 chữ giàu nhịp điệu, sâu lắng

- Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu

Soạn văn 7 bài Mẹ và quả ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Đọc hiểu


Câu 1 (trang 28, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chú ý số tiếng ở mỗi dòng, vần và nhịp của bài thơ.

Từ “lặn” và “mọc” ở đây nghĩa là gì?

Lời giải

- Số tiếng: dòng 8 tiếng, dòng 7 tiếng.

- Vần và nhịp: không theo quy tắc thông thường

- Nhịp thơ: 3/4

- Từ “lặn” và “mọc” chỉ những mùa quả đi rồi đến, đồng thời mang ý nghĩa chỉ sự vun trồng, vất vả trông đợi của người mẹ. Đồng thời thể hiện nỗi lo lắng của người con trước sự gìa đi của mẹ.


Câu 2 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hình ảnh này minh họa cho nội dung nào của bài thơ.

Lời giải 

Minh họa cho hình ảnh người mẹ tần tảo,chịu thương, chịu khó vun trồng cây trái, nuôi bí chăm bầu.


Câu 3 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em hiểu “lớn lên” và “lớn xuống” ở các dòng thơ số 5,6 như thế nào?

Lời giải

- “Lớn lên” để chỉ những người con do mẹ nuôi dưỡng ngày càng cao lớn, trưởng thành.

-“ Lớn xuống” chỉ sự lớn lên của những bí và bầu, khi quả ngày càng to sẽ ngày càng rủ xuống.


Câu 4 (trang 27, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Từ “quả” ở khổ 1 và từ “quả” ở khổ 3 có gì giống và khác nhau?

Lời giải 

-  Giống nhau: Từ “quả” có ý nghĩa tả thực trong các câu thơ 1, 3 (khổ 1). Chỉ sự kết tinh, trải qua một quá trình mới hình thành

- Khác nhau: Từ “quả” có ý nghĩa tượng trưng trong các câu thơ 9 và 12 (khổ 3), chỉ những đứa con lớn lên bằng tình yêu và sự săn sóc ân cần của mẹ.

2. Câu hỏi cuối bài


Câu 1 (trang 28, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em có nhận xét gì về hình thức của bài thơ Mẹ và quả? Theo em, đây là là lời của ai, nói với ai, và về điều gì? Tâm trạng và thái độ của người nói như thế nào?

Lời giải 

- Hình thức của bài thơ Mẹ và quả được làm theo thể thơ tự do, không bị gò bó bởi luật thơ.

- Theo em đây là lời của tác giả nói với mẹ để bày tỏ sự biết ơn trước những công lao, hy sinh to lớn của mẹ dành cho con.

- Tâm trạng và thái độ của người nói cũng như người con chính là sự biết ơn, trân trọng dành cho mẹ nhưng cũng là nỗi lo sợ chưa kịp báo đáp ơn dưỡng dục của mẹ.


Câu 2 (trang 28, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, người mẹ trong bài thơ là người như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

Lời giải 

Người mẹ trong bài thơ là một người chịu thương chịu khó, lam lũ vất vả, yêu thương con và luôn hy sinh vì con. Điều đó được thể hiện ở khổ thơ thứ hai, với các hình ảnh “giọt mồ hôi mặn” “lòng thầm lặng mẹ tôi”, tác giả đã khắc họa hình ảnh một người mẹ tảo tần, lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu đức hi sinh.


Câu 3 (trang 28, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua một trong các yếu tố: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…

Lời giải 

- Nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua các biện pháp tu từ:

+ So sánh: mỗi mùa quả lặn rồi mọc như mặt trời, mặt trăng. => Gợi lên thời gian tuần hoàn

+ So sánh: dáng hình bầu bí như giọt mồ hôi mặn => liên tưởng độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ về những hi sinh lặng thầm mà lớn lao của mẹ.

+ Nói giảm nói tránh: Bàn tay mẹ mỏi => chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.

+ Ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con

+ Câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

=> Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ

- Từ ngữ giản dị, gần gũi thân thuộc: “quả”, “hái”, “vun trồng”, “mọc”, “lớn xuống”…

- Hình ảnh gần gũi, mang đậm chất đời thường: “bí”, “bầu”, “mùa quả”, “giọt mồ hôi mặn”, “quả non xanh”…


Câu 4 (trang 28, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”? (Gợi ý: “Quả non xanh” chỉ điều gì? Tại sao điều ấy làm tác giả “hoảng sợ”?). Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?

Lời giải 

Ở hai dòng thơ cuối, nhà thơ lại "hoảng sợ" khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”? Bởi vì tác giả luôn lo sợ thời gian trôi đi nhanh, mẹ ngày càng già yếu mà vẫn chưa thể nở một nụ cười mãn nguyện với “vườn người” mà mẹ đã hằng vun trồng suốt cả cuộc đời. Và tác giả sợ rằng mình chưa thể kịp thời báo đáp công ơn to lớn, quý báu ấy của mẹ cho tròn chữ hiếu.

Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp hiếu thảo ở nhà thơ nơi biết trân trọng dành trọn tấm lòng yêu thương và biết ơn trước sự vất vả khó nói thành lời của mẹ


Câu 5 (trang 28, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em thích dòng thơ, khổ thơ nào nhất? Bài thơ nói giúp em được điều gì khi nghĩ về cha mẹ mình?

Lời giải

- Em thích là khổ thơ thứ 2:

"Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi"

Qua khổ thơ em nhận ra được sự vất vả, cực nhọc của mẹ khi sẵn sàng hi sinh, để nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ con nên người, sự so sánh đầy thú vị, sáng tạo của tác giả khi so sánh sự trưởng thành của con đi cùng với sự phát triển của bí và bầu, lớn lên và lớn xuống. Điều đó thức tỉnh tâm hồn em về ý thức, trách nhiệm trong việc làm tròn chữ "hiếu" đền đáp những công lao khổ cực mà cha mẹ đã chịu đựng suốt quãng đường lớn lên của em.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question