Soạn văn 7 bài Hãy cầm lấy và đọc ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 7 bài Hãy cầm lấy và đọc ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả – tác phẩm

1.Tác giả

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê ở Quảng Ngãi. Ông là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu phê bình văn học

- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phái Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019); …


2. Tác phẩm

a. Thể loại

Hãy cầm lấy và đọc thuộc thể loại văn bản nhật dụng

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc được trích Hãy cầm lấy và đọc (2016)

- “Hãy cầm lấy và đọc” mang đến độc giả những suy ngẫm, chiêm nghiệm của ông trong nhiều năm giảng dạy, viết báo, viết sách về văn hóa đọc cũng như nhận định của tác giả về những kiện nổi bật trong đời sống văn hóa, xuất bản.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Hãy cầm lấy và đọc có phương thức biểu đạt là nghị luận

d. Bố cục 

- Hãy cầm lấy và đọc có bố cục gồm 3 phần:

+ Phần một: Từ đầu đến “không dễ nhận ra”: Tầm trong trọng của việc đọc sách.

+ Phần hai: Tiếp theo đến “ giá trị tinh thần”: Khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại.

+ Phần ba: Còn lại: Biện pháp khắc phục sự sa sút văn hóa đọc, kêu gọi mọi người nên đọc sách

e. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

- Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cách nhìn nhận của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phụ sự sa sút băn hóa đọc. Bên cạnh đó, bài viết còn truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức.

  • Giá trị nghệ thuật:

- Lập luật chặt chẽ, logic bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.

- Lời văn tha thiết, bày tỏ thái độ lo lắng trước thực trạng đọc sách của con người hiện nay.

Soạn văn 7 bài Hãy cầm lấy và đọc ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1.Trước khi đọc


Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa

Lời giải 

- Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia (Henry David Thoreau)

- Không có người bạn nào trung thành như một cuốn sách (Ernest Hemingway)

- Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc. (Mark Twain)

- Nếu bạn chỉ đọc những cuốn sách mà tất cả mọi người đều đọc, bạn chỉ có thể nghĩ tới điều tất cả mọi người đều nghĩ tới. (Haruki Murakami)

- Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy. (Mann Horace)


Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em thích đọc loại sách nào? Em đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách?

Lời giải 

Em thích đọc nhất là thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết. Bởi sách là kho tàng kiến thức vô hạn của nhân loại, khi đọc một cuốn sách ta sẽ học được rất nhiều điều bổ ích. Như khi em đọc các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hiện thực trong nền văn học Việt Nam 1930 - 1945 như: Tắt đèn, Chí Phèo, Vợ nhặt,... để qua đó em hiểu biết thêm nhiều điều về khung cảnh Việt Nam lúc bấy giờ cũng như là sự khốn khổ của người nông dân trong xã hội xưa. Đồng thời, ngoài cái nhìn về hoàn cảnh xã hội em còn có thể tiếp thu thêm những điều về lịch sử, bài học về tình thương yêu, sự mạnh mẽ nội dậy trong cái bất lực của người dân, lá lành đùm lá rách,... Vô vàn bài học giúp em nhận thức được tính cách, suy nghĩ của bản thân em qua mỗi hành động, lời nói, ứng xử.

2. Đọc văn bản 


Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo dõi: Câu chuyện kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?

Lời giải

Câu chuyện chỉ là một truyện rất huyền bí, chưa xác minh được sự thật nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến thế giới hiện nay khi mà câu nói xuất hiện trong giấc mơ và làm động lực cho nhân vật trong câu chuyện đã trở thành một câu nói khẩu hiệu hiện nay. Lời nói trong câu chuyện đó cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong vấn đề nghị luận, và câu chuyện huyền bí về động lực đọc sách của thánh Au-gu-xtinh trở thành một thông điệp mời gọi người ta đọc sách.


Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo dõi: Lí lẽ và bằng chứng nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?

Lời giải 

Để chứng minh có vai trò của việc đọc sách trong thế giới hiện đại thì tác giả đã đưa ra rất nhiều lí lẽ sắc bén và dẫn chứng thuyết phục:

- Những lí lẽ được đưa ra: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy hổi đáp, phản biện,...).

- Bằng chứng để củng cố cho lí lẽ: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người; nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm...


Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phân tích: Làm cách nào để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?

Lời giải 

Tác giả nêu hai điều kiện: chủ thể đọc và đối tượng đọc. Chủ thể đọc là con người. Con người phải ham đọc. Đối tượng đọc là sách. Phải có sách hay thì mới thu hút người đọc. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hoá đọc khó cải thiện được.c.


Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Suy luận: Cách kết văn bản có gì độc đáo?

Lời giải

Văn bản đã kết thúc bằng một câu nói với ngụ ý khuyên bảo mọi người về việc nên đọc sách. Cái kết của văn bản còn có điều độc đáo đó là kết thúc bằng một câu tiếng Anh (kết hợp một câu tuyên truyền).

3. Sau khi đọc 


Câu 1 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

Lời giải 

Văn bản tập trung vào vấn đề “Hãy cầm lấy và đọc” những cuốn sách có ích cho bản thân mỗi con người.

Sở dĩ em có thể nhận ra được vấn đề đó là bởi vì xuyên suốt tác phẩm thì tác giả chỉ tập trung vào việc làm sáng tỏ ý kiến “Hãy cầm lấy và đọc”. Dù là mở đầu văn bản bằng một câu chuyện, nêu vai trò của sách, cách kích thích văn hóa đọc hay kết văn bản thì mục tiêu tác giả hướng đến chính là liên quan đến việc đọc sách của con người.


Câu 2 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản

Lời giải 

Trong văn bản tác giả đã trình bày rất nhiều ý kiến khác nhau:

- “Hãy cầm lấy và đọc” là một thông điệp đúng đắn và bổ ích

- Vai trò của sách và chữ cái đối với tri thức và tâm hồn mỗi con người là rất quan trọng

- Hành động đọc sách là hành động cần thiết để khám phá và chinh phục những điều mới lạ.

- Hai phương diện được đưa ra để giải quyết việc văn hóa đọc đang sa sút trầm trọng hiện nay.


Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc". Em có đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?

Lời giải 

Câu văn: Hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một không gian nào.

Em hoàn toàn đồng ý với cách lý giải về thông điệp của tác giả. Thật vậy, từ trước đến nay không ai có thể phủ nhận được vai trò của sách đối với cuộc sống của mỗi con người. Việc tiếp xúc trực tiếp với cuốn sách (tự đọc lấy) với việc nghe người khác nói về cuốn sách sẽ rất khác nhau. Việc tự đọc sách sẽ thực sự là trải nghiệm cho chính bản thân bởi nó đem đến những dòng cảm xúc, ngôn từ, câu chuyện thú vị và thông điệp đầy ý nghĩa, và cuốn sách chỉ thực sự truyền tải đúng nhất khi bản thân là người tiếp thu chính, bởi lẽ dù cùng một trang sách nhưng cảm nhận của người đọc thì hoàn toàn không giống nhau.


Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng. con người vẫn cần phải đọc sách?

Lời giải 

- Những lí lẽ được tác giả đưa ra: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy hổi đáp, phản biện,...).

- Bằng chứng để củng cố cho lí lẽ: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người; nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm...


Câu 5 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay? Em có tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này hay không? Vì sao?

Lời giải 

Theo tác giả cần hai điều kiện để phát triển văn hóa đọc đang ngày càng sa sút hiện nay: chủ thể đọc và đối tượng đọc. Nghĩa là phải có người ham đọc và  có sách hay để đọc, hai điều này tác động qua lại với nhau. Nếu chỉ có những cuốn sách dở thì hiển nhiên người đọc sẽ hờ hững. Ngược lại, nếu người đọc không được chuẩn bị nền tảng văn hóa cần thiết thì dù sách hay bao nhiêu vẫn là vô ích.

Em tán thành với ý kiến của tác giả  về vấn đề này bởi nó rất hợp lý, việc phát triển ý thức của mỗi người đọc là điều quan trọng, người đọc cần hình thành cho mình ý thức và thái độ đọc sách nghiêm túc để tiếp thu những bài học trong cuộc sống. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cuốn sách không chất lượng, ý nghĩa, làm xấu đi bộ mặt của những cuốn sách chân chính. Chính vì vậy cả người đọc và sách đều cần là “bộ mặt” tốt đẹp nhất để kích thích nhau cùng phát triển.


Câu 6 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?

Lời giải

Theo em thì đọc sách có thể được xem như là một trải nghiệm. Mỗi khi đọc sách, chúng ta có thể học hỏi, tiếp thu được những bài học bổ ích về cách ứng xử giao tiếp, kiềm chế cảm xúc, tư duy suy luận, hay chính là làm giàu, mở mang trí tuệ để hiểu thêm về thế giới tự nhiên bao la rộng lớn, về xã hội tấp nập và ngay cả tính cách, nhân cách của con người. Với sự phong phú cùng đa dạng trong mọi thể loại, những gì mà sách đem đến cho người đọc đều giúp ích được cho mỗi cá nhân đó trong đời sống, học tập, công việc, giúp họ dễ dàng tiếp cận được thành công trong tương lai.

4. Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.

Lời giải 

Sách mang lại nguồn trí thức, thông tin, bài học, kinh nghiệm cho mỗi người. Thế nên, sách đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Người không đọc sách sẽ luôn mù mờ, thiếu kiến thức, trở nên lạc hậu, khó giao tiếp với mọi người xung quanh bởi trong đầu không có sự hiểu biết cơ bản đối với đề tài đó. Còn người đọc sách, sẽ sở hữu cho bản thân tinh thần lạc quan, có cái nhìn tích cực với thế giới, luôn sôi nổi tham gia các hoạt động, góp ý và xây dựng nội dung học tập, công việc một cách linh hoạt, đầy đủ tốt nhất bởi sách đã cung cấp, mở rộng vốn kiến thức cho người chiêm nghiệm nó. Vậy nên, một cuốn sách hay phát huy được hết tác dụng của mình bằng cách “Cầm lên đọc chứ không phải trưng bày”, trưng bày chỉ mang đến hình thức bên ngoài, nếu không đọc, sách chỉ như những tờ giấy bỏ đi không có tác dụng,

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question