Soạn văn 7 bài Đường vào trung tâm vũ trụ ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 7 bài Đường vào trung tâm vũ trụ ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả – tác phẩm


1.Tác giả

- Hà Thủy Nguyên (1986), tên thật là Nguyễn Thị Phương Thảo. Một trong những nữ tác giả tiểu thuyết nổi tiếng và trẻ tuổi tại Việt Nam.

- Là người sáng lập và quản lý Book Hunter Club - một nhóm hỗ trợ và trao đổi về học thuật và sáng tạo

- Từ năm 16 tuổi, Hà Thủy Nguyên đã xuất bản tiểu thuyết dày 1.000 trang có tên “Điệu nhạc trần gian”, và sau đó là các tác phẩm “Cầm Thư Quán”, “Thiên Mã”, “Bên kia cánh cửa”. Bên cạnh việc văn chương, Hà Thủy Nguyên còn viết kịch bản cho các phim “Vòng nguyệt quế”, “Blog nàng dâu”, “Rubic tình yêu”, “Nếp nhà”...


2.Tác phẩm

a. Thể loại

Đường vào trung tâm vũ trụ thuộc thể loại tiểu thuyết

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm Đường vào trung tâm vũ trụ được trích trong tiểu thuyết Thiên mã, xuất bản năm 2010

- Thiên Mã có thể được xem là cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên ở Việt Nam có sự kết hợp với các yếu tố huyền bí, tâm linh. Được đánh giá khá cao bởi sự mới lạ và các kiến thức được sử dụng trong sách ở thời điểm nó ra đời.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ có phương thức biểu đạt là tự sự

d. Bố cục

Đường vào trung tâm vũ trụ có bố cục gồm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “Thần Đồng bặm môi suy tính”: cuộc ghé thăm bảo tàng

Phần 2: Tiếp theo đến “không gian trung tâm của vụ trũ”: bước nhảy không gian tới cái rốn của vũ trụ

Phần 3: Còn lại: không gian kì diệu của khu rừng cổ sinh

e. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

“Thiên mã” là cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng thú vị pha trộn nhiều yếu tối huyền bí đưa người đọc vào thế giới ảo trong trí tưởng tượng. Bên cạnh đó, tác phẩm còn thu hút người đọc ở sự mới lạ và các kiến thức được sử dụng trong sách ở thời điểm nó ra đời.

  • Giá trị nghệ thuật

- Lời văn phong phú, có nhiều hình ảnh sáng tạo mới lạ.

- Lối miêu tả chi tiết, sinh động, mới lạ, cuốn hút người đọc.

- Sử dụng triệt để biện pháp nhân hóa để xây dựng nhân vật hấp dẫn.

Soạn văn 7 bài Đường vào trung tâm vũ trụ ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Trước khi đọc


Câu 1 (trang 35, SGK Ngữ văn 7,  tập 2)

Nêu hiểu biết của em về hệ Mặt Trời

Lời giải

Hệ Mặt Trời là một hệ thống có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Có thể kể tên 8 hành tinh quay quanh Mặt Trời: Sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương.


Câu 2 (trang 35, SGK Ngữ văn 7,  tập 2)

Tìm đọc và trình bày trước lớp một vài thông tin cơ bản về người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ

Lời giải

- Yuri Gagarin là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ, ông sinh ngày 9/3/1934 trong một gia đình thợ mộc bình dị ở Smolensk.

- Năm 16 tuổi, ông chuyển tới thủ đô Moscow và sau đó nhập học một trường kỹ thuật ở Saratov. Gagarin đã mơ ước về bầu trời từ thời niên thiếu.

- Tuổi 21, Gagarin được cử tới trường đào tạo Phi công Không quân Thứ nhất Chkalov ở Orenburg và tốt nghiệp với thành tích xuất sắc sau 2 năm.

- Tháng 11/1957, ông chính thức trở thành phi công quân sự với hàm Trung úy Không quân Liên Xô. Cùng thời điểm đó, Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo đưa chú chó Laica lên không gian.

- Đến đầu những năm 1960, ông đăng kí tham gia chương trình bí mật lựa chọn phi hành gia cho chuyến bay lên vũ trụ và trở thành một trong nhóm 20 ứng cử viên sáng giá nhất.

- Ngày 8/4/1961, thiếu tá phi công Gagarin chính thức được lựa chọn trở thành người đầu tiên bay vào không gian.

2. Đọc văn bản


Câu 1 (trang 35, SGK Ngữ văn 7,  tập 2)

Hình dung: Hình ảnh con ngựa có cánh

Lời giải

- Con ngựa Thần Thoại có cánh do nhân vật Thần Đồng tạo ra bằng cách lấy các thông số gen của thiên nga cấy ghép vào phôi ngựa.

- Tự biết bảo vệ bản thân mình.

- Rủ nhân vật tôi đến bảo tàng dưới chân núi


Câu 2 (trang 36, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo dõi: Đặc điểm của hòn đá Ôm-phe-lốt.

Lời giải

- Đặc điểm của hòn đá: Điêu khắc, trạm trổ tinh vi, nhưng cũng chỉ là một công trình điêu khắc bình thường, chẳng ra dáng tầm vũ trụ gì cả


Câu 3 (trang 38, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hình dung: Không gian trung tâm vũ trụ

Lời giải

- Là một thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi, không biết đến tận cùng, trên cao xanh không có mây, không có mặt trời, trăng sao, không gì cả ngoài một tầng cao hoăm hoắm, xung quanh thắp sáng bằng bột lân tinh, …


Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tâm trái đất theo như miêu tả của Giuyn Véc-nơ

Lời giải

Theo như Giuyn Véc - nơ tâm Trái Đất cũng giống như một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất như là những cây nấm cổ đại khổng lồ, những con khủng long, những con chim điện quý hiếm,....


Câu 5 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hình dung: Không gian khu rừng cổ sinh với những sinh vật kì lạ.

Lời giải

- Rừng cổ sinh với những nhân vật kì lạ: rộng lớn, bao la, 1 con khủng long đang ăn thịt 1 con voi ma mút. Bay qua khu rừng cổ sinh với vẻ đẹp yên bình như chốn thần tiên.

3. Sau khi đọc


Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Câu chuyện xảy ra trong những không gian nào? Em hãy kể tóm tắt những diễn biến chính của câu chuyện

Lời giải

- Không gian diễn ra câu chuyện:

+ không gian thánh địa Hy Lạp - nơi có đền thờ các vị thần trong thần thoại Hy Lạp

+ không gian Tâm Vũ Trụ - nơi có những loài thực vật và động vật khổng lồ, kì dị.

- Tóm tắt diễn biến chính của câu chuyện:

+ Hai nhân vật bay đến thánh địa Hy Lạp trên con ngựa của Thần Thoại

+ Khám phá thánh địa và phát hiện “rốn vũ trụ”

+ Thần Đồng quay trở về bảo tàng “mượn chìa khóa”

+ Ba nhân vật vào được trung tâm vũ trụ


Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Kể tên các nhân vật xuất hiện trong văn bản và nêu ấn tượng của em về một nhân vật dị thường trong số đó

Lời giải

- Tên các nhân vật nhân vật: “cô bé” - người kể chuyện ngôi thứ nhất, cậu bé Thần Đồng, con ngựa Thần Thoại, chuồn chuồn khổng lồ, khủng long Spi-nô-sô-rớt Ê-gip-ti-cớt, voi ma mút, người cá.

- Trong các nhân vật được nhắc đến trong văn bản thì ta phải kể đến Thần thoại - một nhân vật dị thường. Trước tiên, kích thước của thần thoại rất to, mang dánh hình là một chú ngựa trắng có cánh, nhờ có thần thoại mà hai nhân vật còn lại đã được tận hưởng, chiêm ngưỡng một không gian như xứ sở thần tiên ở nơi được coi là trung tâm của Trái Đất.


Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo lời nhân vật người kể chuyện, nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả không gian Tâm Trái Đất như thế nào? Giữa Tâm Trái Đất với Tâm Vũ Trụ có mối liên hệ gì?

Lời giải

- Theo lời của người kể chuyện thì nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả tâm của Trái Đất cũng giống như một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất như là những cây nấm cổ đại khổng lồ, những con khủng long, những con chim điện quý hiếm,....

- Tâm Trái Đất đó chính là Tâm Vũ Trụ. Bởi như nhân vật Thần Đồng nói thì Tâm Trái Đất chỉ có khoáng chất, không có sinh vật sống. Tâm Vũ Trụ mà hai bạn nhỏ khám phá ra là nơi có sự sống của các loài động vật, thực vật kì lạ.


Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

“Bước nhảy không gian” kì diệu đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian nào?

Lời giải

“Bước nhảy không gian” đã đưa ba nhân vật chính trở lại thời cổ đại, cách thời điểm câu chuyện được kể khoảng một trăm sáu mươi triệu năm.


Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em hãy hình dung không gian thảo nguyên ở cuối văn bản, tiếp tục tưởng tượng thêm những loài sinh vật kì lạ sống ở đó và miêu tả bằng lời của mình

Lời giải

Thảo nguyên, với khung cảnh rộng lớn mênh mông, mùi hương của cỏ cây ngào ngạt thoang thoảng trong không gian đã làm tôi chìm đắm, yêu tha thiết cái dáng vẻ này đây. Tôi bước đi từng chút một trên đồng cỏ, tận hưởng làn gió thanh mát khẽ thổi qua đây, mang theo những âm thanh be bé như tiếng ca và đem theo điệu nhảy nhộn nhịp của vạn vật xung quanh. Tôi mơ màng như không muốn rời khỏi nơi đây, thì bỗng dưng bên cạnh tôi xuất hiện dáng vẻ của một chú ngựa hoang Przewalski dũng mãnh, oai hùng. Tôi sững sờ nhưng rồi lập tức trở nên vui vẻ, tôi nhìn chằm chằm vào chú ngựa không rời mắt. Sau chú ngựa còn xuất hiện những con vật với hình dáng kì diệu, dễ thương, làm tôi nao lòng không muốn rời đi, chỉ ước rằng bản thân mãi ở nơi này để được chơi cùng những loài sinh vật kì lạ nhưng lại gần gũi, lành tính.


Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em có thích ý tưởng về công nghệ gen được đề cập trong văn bản không? Em suy nghĩ gì nếu công nghệ gen đó trở thành hiện thực?

Lời giải

- Trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ có nhân vật con ngựa có cánh Thần Thoại, được tạo ra bằng công nghệ cấy ghép gen của thiên nga vào phôi ngựa. Em thích ý tưởng ấy, nếu công nghệ gen có thể trở thành hiện thực, và những thí nghiệm thành công sẽ mở ra được triển vọng cứu sống hàng triệu người trên thế giới đang ngày ngày đau khổ trước cơn bạo bệnh, chờ thay tạng, ghép tạng mỗi năm.

admin
2/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question