Soạn văn 7 bài Đồng dao mùa xuân ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 7 bài Đồng dao mùa xuân ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả – tác phẩm


1.Tác giả

- Tên: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943.

- Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

- Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.+ Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Phong cách nghệ thuật: Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Nam.

- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Cõi lặng.


2. Tác phẩm 

a. Thể loại:

Đồng dao mùa xuân thuộc thể thơ bốn chữ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ "Đồng dao mùa xuân" được viết năm 1994.

- Tác phẩm Đồng dao mùa xuân được trích trong Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 2011.

c. Bố cục bài Đồng doa mùa xuân:

Đồng dao mùa xuân có bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “bạn bè mang theo”: Hình ảnh người lính trẻ trong những năm máu lửa

+ Phần 2: Còn lại: Hình ảnh người lính ở lại chiến trường xưa

d. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:

  • Giá trị nội dung

Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

  • Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ 4 chữ, cách chia khổ đặc biệt (có khổ thơ chỉ có 2,3 dòng thơ)

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh,…

Soạn văn 7 bài Đồng dao mùa xuân ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Đọc văn bản


Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ

Lời giải

- Số tiếng: 4 tiếng.

- Gieo vần: vần cách (yêu - diều)

- Nhịp thơ: nhịp 2/2; 1/3 tùy theo từng câu.


Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Hình dung: Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”.

Lời giải

Hình dung: là những anh hùng còn trẻ, mạnh mẽ, yêu nước, thương dân, chưa một lần yêu, “chưa từng hò hẹn” chưa uống cà phê và vẫn còn những thú vui con nít đó là mê thả diều nhưng đã quyết ra đi hi sinh bản thân mình cho độc lập của dân tộc.


Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Hình dung: Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.

Lời giải

Người lính đã ở lại mãi nơi chiến trường, hóa thành “ngọn lửa” để mãi sáng nơi núi rừng hoang vu. Anh vẫn lặng lẽ, ngồi lại một mình, gửi tuổi xuân bên màu hoa đại ngàn theo những chặng đường đi lên của đất nước.

2. Sau khi đọc


Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó.

Lời giải

Cách chia khổ của bài thơ đặc biệt ở chỗ:

- Bài thơ được chia thành chín khổ. Hầu hết các khổ đều có bốn dòng tuy nhiên có hai khổ khác biệt với các khổ còn lại

- Cách chia phù hợp với nội dung và ý nghĩa bài thơ:

+ Khổ đầu tiên giới thiệu ngắn gọn hình ảnh và xuất thân người lính.

+ Khổ thơ thứ hai chỉ có hai câu lắng đọng như một nốt trầm khi giới thiệu rằng người lính không trở về nữa.

+ Những khổ thơ tiếp theo tái hiện đầy đủ những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận.


Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

Lời giải

- Số tiếng: mỗi dòng có 4 tiếng.

- Cách gieo vần: vần cách (yêu - diều).

- Nhịp thơ: nhịp 2/2; 1/3 tùy theo từng câu


Câu 3 (trang 41, SGK, Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?

Lời giải

Bài thơ chính là câu chuyện kể về cuộc đời người lính từ lúc vào chiến trường cho đến khi hi sinh:

- Từ khi những người lính ấy tham gia chiến đấu vào năm tháng đất nước đang sôi sục trong những cuộc chiến. Cho đến lúc hòa bình trở lại trên đất nước thân yêu thì anh lại không thể nào trở về quê hương được nữa, anh đã anh dũng, cống hiến hết sức mình hy sinh trong một trận đánh. Để bản thân mình hòa vào làm một với tinh thần sục sôi, ý chí quyết dành thắng lợi, bảo vệ tổ quốc.


Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Hãy tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính. Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?

Lời giải

- Chi tiết khắc họa người lính: "Chưa một lần yêu", "Mê thả diều", "Nụ cười hiền lành", "Mắt trong như suối biếc", "Vai đầy núi non".

- Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với các đặc điểm:

+ Tuổi đời còn rất trẻ

+ Hồn nhiên, trong sáng

+ Hiền lành, nhân hậu

+ Anh hùng, sống có lí tưởng, yêu nước


Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Nêu cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lĩnh đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ

Lời giải

- Tình cảm đồng đội: Là sự đùm bọc, gắn bó của những người lính bên nhau giữa mưa bom, lửa đạn. Là sự sẻ chia khi cùng sát cánh chiến đấu, là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè khi lỡ hi sinh, tử trận => Đó là minh chứng cho những tình cảm cao đẹp của người lính cụ Hồ trong chiến đấu bảo vệ đất nước.

- Tình cảm của nhân dân: không thể hiện trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua những dòng thơ đầy giá trị cảm xúc => Chính tình cảm yêu mến, trân trọng của nhân dân đã khắc họa lên chân dung người lính đẹp đẽ và thơ mộng như vậy.


Câu 6 (trang 41,SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Theo em, tên Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải

- Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệng dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng.

- Mùa xuân: là mùa đầu tiên chào đón một năm mới rục rỡ, đồng thời gợi lên những cảm nhận tươi đẹp và sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, vạn vật khi các loài hoa tự nhiên đua nở, khoe sắc thể hiện sự chào đón nồng nhiệt của nó.

=> Nhan đề có ý nghĩa gợi lên khúc hát quen thuộc về sức sống diệu kì của con người, của vạn vật trước sự biến chuyển của thời gian.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question