Soạn văn 7 bài Dọc đường xứ nghệ ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 7 bài Dọc đường xứ nghệ ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả – tác phẩm


1. Tác giả

- Sơn Tùng, tên thật là Bùi Sơn Tùng (sinh năm 1928 tại Nghệ An, mất ngày 22 tháng7 năm 2021 tại Hà Nội),  Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam

- Nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Búp sen xanh viết về cuộc đời Hồ Chí Minh, cho đến nay đã được tái bản và nối bản tới 30 lần và dịch ra nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới.Ngày 14/7/2011, nhà văn Sơn Tùng được chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết ký Quyết định phong tặng nhà văn Sơn Tùng là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.


2. Tác phẩm

a. Thể loại: Tiểu thuyết

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” trích từ cuốn tiểu thuyết lịch sử Búp sen xanh

- Búp sen xanh là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành.

Dọc đường xứ Nghệ - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự

d. Bố cục

Chia văn bản thành 4 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu đến “nộp mình cho giặc”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền thờ Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình sử của Mỵ Châu – Trọng Thủy

- Đoạn 2: Tiếp đó đến “khát vọng quê hương”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về hòn Hai Vai.

- Đoạn 3: Tiếp đó đến “có chức trọng quyền cao đó, con ạ”: ”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền Quả Sơn

- Đoạn 4: Con lại: Những suy tư chăn chở của ba cha con về việc đời.

e. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

Đoạn trích “ Dọc đường xứ Nghệ” đã ca ngợi sự hiểu biết sâu rộng về địa lí, truyền thống lịch sử của cụ Phó bảng, đồng thời ca ngợi sự ham thú học hỏi, tìm hiểu của hai cậu bé Côn và Khiêm. Đặc biệt là Côn với những suy tư chăn chở lớn lao, sâu sắc. Qua văn bản ta thấy được vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên đất nước và khát vọng lớn lao của nhân dân.

  • Giá trị nghệ thuật:

- Cả văn bản là câu chuyện vui vẻ dọc đường của ba cha con gợi lên sự chân thật, sinh động, hấp dẫn.

- Lối viết đơn giản chân thật, tự nhiên.

Soạn văn 7 bài Dọc đường xứ nghệ ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Đọc hiểu


Câu 1 (trang 28, SGK Ngữ văn 7, Tập 1)

Chú ý những quan sát, câu hỏi của cậu bé Côn trong phần 1.

Trả lời

- Côn tần ngần nhìn ngôi đền cổ kính có nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát đường Thiên lí.

- Côn ngạc nhiên hơn khi đứng trên dốc nhìn về phía tây, đối diện với ngôi đền, dãy núi xa xa rất nhiều hình vẽ, càng ngắm, núi càng biến hóa những hình ảnh theo sự tưởng tượng của Côn.

- Côn nói với cha: “Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, về tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá cha ạ.”

- Côn ngạc nhiên hỏi cha: “Thành Cổ Loa ở mãi tận đâu, thưa cha?”


Câu 2 (trang 29, SGK Ngữ văn lớp 7, Tập 1)

Cậu bé Côn phê phán điều nào và coi trọng giá trị gì qua sự đánh giá về An Dương Vương?

Trả lời

- Cậu bé Côn phê phán sự nham hiểm, gian xảo, ghê gớm của vua nước Triệu, sự cả gan tin người, không đề phòng của Mị Châu.

- Cậu bé Côn coi trọng giá tinh thần trượng nghĩa dù chết cũng không để mình rơi vào tay giặc và sự công tư phân minh của An Dương Vương khi tự tay giết chết con gái mình và tự xử án mình bằng hành động nhảy xuống biển về tội để mất nước chứ không cam chịu nộp mình cho giặc.


Câu 3 (trang 30, SGK Ngữ văn lớp 7, Tập 1)

Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì?

Lời giải

Các địa danh được nhắc tới trong đoạn trích có ý nghĩa, đem đến những câu chuyện, nguồn gốc làm nên các địa danh đó.


Câu 4 (trang 30, SGK Ngữ văn 7, Tập 1)

Chú ý sự giải thích về Uy Minh hầu Lý Nhật Quang của cụ Phó bảng tác động đến nhận thức, tình cảm của cậu bé Côn.

Lời giải

Cụ Phó bảng giải thích cho Côn về Uy Minh hầu Lý Nhật Quang: Ngài có công mở mang bờ cõi, dẹp yên giặc phía tây, phía nam của đất nước… Nghề nông, nghề tắm tang, dệt lụa, đánh cá, làm muối sớm thịnh hành khắp xứ Nghệ. Điều đó đã tác động đến cậu bé Côn, giúp cậu nhận thức được các vị quan có người tài giỏi, có kẻ vô dụng, có người đục khoét thì cũng có người giúp dân, làm lợi cho dân. Và những người giúp dân sẽ được nhân dân kính trọng mà lập đền thờ nguy nga lộng lẫy.


Câu 5 (trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Ý nghĩa câu vè mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc là gì?

Lời giải

- Câu vè mà bà ngoại Côn đọc là:

“Dân vạn đại, quan nhất thời

Ghế quan ai ngồi, xin chớ thờ ơ

Thương dân, dân lập đền thờ

Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương”

- Câu vè mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc có ý nghĩa nhằm nhắc đến thời thế sẽ đổi thay theo thời gian, làm quan chỉ có thời hạn còn làm dân thì là mãi mãi, vì thế ai làm quan thời nào cũng không được thờ ơ mà phải hết lòng vì dân, thương dân thì sẽ được dân yêu quý, lập đền thờ còn hại dân thì sẽ bị dân phỉ nhổ, chê trách ngàn đời.

2. Trả lời câu hỏi cuối bài


Câu 1 (trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ

Lời giải 

- Câu chuyện được kể theo ngôi kể thứ ba. Ngôi kể này có tác dụng giúp cho đọc giả theo một cách linh hoạt các sự kiện câu chuyện dưới nhiều góc độ.


Câu 2 (trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét về tính cách của nhân vật này?

Lời giải

Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn yêu quê hương đất nước, ham học hỏi, muốn tìm hiểu về cội nguồn gốc gác, và khi nghe đến các sự kiện cậu đều suy tư thấu đáo, đưa ra được những lời nhận xét chân thực, tương đối chính xác về câu chuyện cũng như các nhân vật.


Câu 3 (trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật cụ Phó bảng?

Lời giải

Cụ Phó bảng giáo dục con tu dưỡng làm người thông qua các bài học, câu chuyện lịch sử, các sự tích của các địa danh do nhân dân sáng tạo ra, để từ đó các con thấy được những bài học nhận thức, triết lí nhân sinh sâu sắc, ý nghĩa. Qua cách giáo dục và chỉ bảo con của cụ cũng cho chúng ta thấy được rằng cụ Phó bảng là một người chính trực, thẳng thắn, yêu nước, am hiểu am hiểu sâu rộng về lịch sử nước nhà. Cụ luôn điềm tĩnh và nhẹ nhàng, dẫn dắt con vào các câu chuyện lịch sử để từ đó rút ra bài học làm người.


Câu 4 (trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời

Qua câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng đã gợi lên cho em suy nghĩ về những giá trị ẩn sâu trong các câu chuyện về địa danh lịch sử. Mỗi câu chuyện lại đem đến cho người đọc những bài học, triết lí nhân sinh sâu sắc và tinh thần dân tộc hiến dâng cả mạng sống cho đất nước, không chấp nhận đầu hàng giặc ngoại xâm. Qua đó cũng chứng tỏ tên của những địa danh không phải là được đặt một cách vô tình, trùng hợp mà là hữu ý, chứa đựng những tầng ý nghĩa cao cả. Và con cháu thế hệ sau này, khi được đọc, nghe, tìm hiểu cũng sẽ rút ra được cho bản thân sự đền ơn đáp nghĩa với những người anh hùng có công với đất nước và tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước của cha ông ta để lại, rèn luyện, tu dưỡng, những phẩm chất, đạo đức tốt để xứng đáng với mồ hôi nước mắt mà thế hệ trước đã hi sinh.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question