Soạn văn 7 bài Đẽo cày giữa đường ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 7 bài Đẽo cày giữa đường ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả – tác phẩm


1.Tác phẩm

a. Thể loại: truyện ngụ ngôn

b. Bố cục:

- Chia văn bản thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “tha hồ mà lãi”: Anh thợ mộc đẽo cày theo sự chỉ đạo góp ý của mọi người mà không có chính kiến của mình.

+ Đoạn 2: Còn lại: Kết cục đáng buồn anh chẳng bán được chiếc cày nào.

c. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật 

  • Giá trị nội dung

- Phê phán những con người không có lập trường , không có chính kiến

- Cần phân biệt : Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.

  • Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.

- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.

- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.

Soạn văn 7 bài Đẽo cày giữa đường ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Đọc hiểu


Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chú ý hoàn cảnh của người thợ mộc

Lời giải

- Một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày

- Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường, nên có nhiều người qua, kẻ lại ghé vào xem anh ta đẽo cày


Câu 2 (trang 6, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Người thợ mộc được góp ý những gì? Anh ta xử lý ra sao?

Lời giải 

Người thợ mộc được góp ý:

- Phải đẽo cho cao, cho to.

- Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn.

- Mau đẽo to gấp đôi, gấp ba.

Sau mỗi lời góp ý, anh ta lại hấp tấp làm theo mà không tự suy xét lại mục đích, kế hoạch bản thân đã đề ra lúc đầu.


Câu 3 (trang 7, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Người thợ mộc phải chịu hậu quả như thế nào?

Lời giải 

Chính vì không chịu nhìn nhận, suy nghĩ mà người thợ mộc đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho vòi cày vì được nhiểu lãi và phải chịu hậu quả là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá, vốn liếng đi đời nhà ma. Khi anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn

2. Câu hỏi cuối bài


Câu 1 (trang 7, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em hãy nêu bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường.

Lời giải 

Bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường là một anh thợ mộc dốc hết vốn liếng mua gỗ để mở một cửa hàng đẽo cày ngay bên vệ đường.


Câu 2 (trang 7, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?

Lời giải

Sau mỗi lần được góp ý, người thợ mộc lại răm rắp làm theo luôn mà không hề dừng lại suy xét đến mục tiêu, kế hoạch bản thân đã đề ra ban đầu.


Câu 3 (trang 7, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma."?

Lời giải 

Người thợ mộc không sai khi biết lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người xung quanh, nhưng anh ta lại không có lập trường, suy nghĩ thấu đáo, cẩn thận chỉ ham cái lãi lớn mà đẽo hết số gỗ mà mình có mà không cân nhắc, lựa chọn cẩn thạn nên phải chịu hậu quả.


Câu 4 (trang 7, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

Lời giải

- Theo em, những bài học có thể rút ra từ câu chuyện:

+ Câu chuyện muốn khuyên nhủ người đọc phải biết giữ lập trường, quan điểm vững vàng, kiên định và bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình.

+ Khi được góp ý thì hãy lắng nghe cẩn thận, chắt lọc những thông tin hữu ích cho bản thân để áp dụng được vào cho công việc của mình. Không nên cái gì cũng nghe theo để đến lúc có sai thì còn kịp thời sửa lại.

- Ý nghĩa của thành ngữ Đẽo cày giữa đường: phê phán, chê trách những người có lối suy nghĩ hạn hẹp, thiển cận, không có lập trường, chính kiến của bản thân. Dễ dàng lay động chì vì những lời góp ý đánh phải tâm lí ham muốn của chính mình.


Câu 5 (trang 7, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.

Lời giải

Trong tiết kiểm tra giữa kì lịch sử, có hai bạn học ngồi trước mắt em trao đổi, hai người đều là học sinh khá trong lớp nên đều nắm bắt rất tốt kiến thức môn học. Cả hai ban đầu kiểm tra đáp án đều chung giống nhau, nhưng đến câu hỏi thứ mười liền nổ ra tranh cãi. Thế là không chịu thua vì mỗi bạn đều cho rằng đáp án mình đúng nhất, liền quay ra hỏi bạn học sinh khác, bạn đó liền nói rằng mình đã học rồi và kết quả của bạn ấy mới đúng. Nghe vậy, hai bạn kia ngay lập thay đổi đáp án của mình mà không suy nghĩ gì. Cứ vậy đến khi trả bài kiểm tra và đọc điểm, cả hai bạn đều không được mười điểm vì sai mất câu mà cả hai tranh cãi.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question