Soạn văn 7 bài Con hổ có nghĩa ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 7 bài Con hổ có nghĩa ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả - tác phẩm


1.Tác giả

- Vũ Trinh (1759-1818), tự là Duy Chu, hiệu là Nguyên Hanh Lan Trì Ngư Giả.

- Quê: làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) là anh rể nhà thơ Nguyễn Du.

- Ông đỗ hương cống năm 17 tuổi, làm quan cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn


2.Tác phẩm

a. Thể loại

Con hổ có nghĩa thuộc thể loại truyện trung đại Việt Nam

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm Con hổ có nghĩa được trích từ tập “Lan trì kiến văn lục”.

c. Phương thức biểu đạt 

Văn bản Con hổ có nghĩa có phương thức biểu đạt là tự sự.

d. Người kể chuyện 

Văn bản Con hổ có nghĩa được kể theo ngôi thứ ba

e. Bố cục bài Con hổ có nghĩa

Con hổ có nghĩa có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “bà mới sống qua được”): Câu chuyện của con hổ với bà Trần

- Phần 2 (còn lại): Câu chuyện của con hổ với bác tiều phu

f. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu, truyện nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lí làm người

  • Giá trị nghệ thuật:

- Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…

Soạn văn 7 bài Con hổ có nghĩa ngắn nhất

II. Nội dung chính

1.Sau khi đọc


Câu 1 (trang 16, SGK Ngữ văn lớp 7, Tập 2):

Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?

Lời giải

- Bà đỡ Trần nhận ra sự chỉ dẫn cùng những giọt nước mắt của hổ đực và đỡ đẻ cho hổ cái

- Bác tiều phu chủ động uống rượu lấy can đảm để giúp hổ vượt qua khó khăn: lấy khúc xương bò mắc ngang trong họng hổ.

=> Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ tận tình bằng cả tấm lòng yêu thương, thiện lương


Câu 2 (trang 16, SGK Ngữ văn lớp 7, Tập 2):

Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình?

Lời giải

Con hổ đã tri ân người giúp đỡ mình bằng cách:

- Con hổ được bà đỡ Trần giúp:

+ Vừa quỳ vừa nhìn bà -> thể hiện thái độ biết ơn

+ Tặng khối bạc -> tạ ơn bằng món quà vật chất

+ Dẫn ra khỏi rừng -> bảo vệ an toàn cho ân nhân

+ Quẫy đuôi tiễn biệt

+ Bà đỡ đi khá xa mới gầm lớn rồi rời đi -> vừa quan sát để đảm bảo sự an toàn của ân nhân, vừa thể hiện tình cảm lưu luyến, trân trọng

- Con hổ được bác tiều giúp:

+ Nhìn khuôn mặt bác tiều -> để ghi nhớ khuôn mặt ân nhân

+ Mang hươu đến và gầm dữ dội -> tặng quà và gửi lời tri ân

+ Đến trước mộ, dụi đầu vào quan tài, gầm gào -> đến viếng, thể hiện lòng thương mến, xót xa đối với ân nhân đã khuất

+ Ngày giỗ lại nhớ mang các con thú đến để ở ngoài cửa trong mấy chục năm liền -> Thể hiện tình cảm vững bền, khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của ân nhân với mình.


Câu 3 (trang 16, SGK Ngữ văn lớp 7, Tập 2):

Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

Lời giải

Hai tiếng gầm của hai con hổ ở phần mỗi câu chuyện tuy cùng là tiếng gầm-ngôn ngữ của riêng loài hổ, nhưng ở những trường hợp khác nhau thì biểu hiện và ý nghĩa của nó cũng khác nhau.

- Con hổ thứ nhất “gầm lớn”: một lời chào tới ân nhân đang ở khoảng cách khá xa (độ lớn của âm thanh cần cho khoảng cách này).

- Con hổ thứ hai “gầm gừ, gào lớn”: độ lớn của âm thanh lúc đầu là nhỏ hơn, chỉ “gầm gừ” như lời “tâm sự”, sau “gào lớn” như thể hiện nỗi đau thương trong lòng đối với ân nhân đã khuất.


Câu 4 (trang 16, SGK Ngữ văn lớp 7, Tập 2):

Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?

Lời giải

Mượn hình tượng con hổ có nghĩa tác phẩm gửi ắm thông điệp “nhận ơn phải biết trả ơn” để cao lối sống ân nghĩa thủy chung đến cho con người. Hổ vốn là một loài động vật hung dữ, dữ tợn, nó được chọn làm nhân vật cho câu chuyện đã giúp cho tính chất ca ngợi, bài học đạo đức trong câu chuyện trở nên sâu sắc hơn. Chi tiết “chú hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ngoài cửa nhà bác tiều.” là chi tiết đã để lại ấn tượng thật sâu sắc trong lòng người đọc. Bởi vì hành động đó của chú hổ không chỉ là sự biết ơn mà còn là tình nghĩa đối với ân nhân đã giúp đỡ mình trong khoảng khắc sinh tử cận kề. Động vật còn biết trả ơn thì con người qua bài học cũng nhận thức được điều khi giúp ai đó hoặc được nhận sự giúp đỡ của người khác thì hãy luôn đền ơn đáp nghĩa dẫu cho họ có không cần.


Câu 5 (trang 16, SGK Ngữ văn lớp 7, Tập 2):

Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì? Theo em, nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Lời giải

Tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản để nhấn mạnh thêm ý nghĩa tư tưởng nhân văn mà tác giả muốn truyền đạt đến cho người đọc. Dẫu cho tình huống trong câu chuyện có điểm khác nhau nhưng vẫn hướng về nội dung chính là sự giúp đỡ và được trả ơn

Theo em, nếu bơt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng bởi mỗi câu chuyện đều góp phân bổ sung cho nhau, tác động qua lại với nhau. Chú hổ ở câu chuyện thứ nhất đại diện cho lối sống biết đền ơn cho người đã giúp đỡ mình lúc hoạn nạn. Chú hổ ở câu chuyện thứ hai không chỉ là sự biết ơn mà còn là tình nghĩa. Thiếu một câu chuyện thì văn bản sẽ bị mất đi khả năng nhấn mạnh bài học đạo lí làm người, ảnh hưởng tới nhận thức đạo lí làm người mà ai cũng cần có – nhận ơn thì phải biết trả ơn.


Câu 6 (trang 16, SGK Ngữ văn lớp 7, Tập 2):

Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.

Lời giải

Chi khi hổ đến đền ơn đáp nghĩa bác tiều phu ở câu chuyện thứ hai “Nhiều năm sau, bác tiều qua đời. Lúc sắp chôn, ….mấy chục năm liền” gây ấn tượng nhất đối với trong xuyên suốt quá trình đọc diễn biến của câu chuyện. Bởi khi bác tiều phu còn sống con hổ luôn đem đồ ăn đến để trả ơn cho bác, và tới khi bác mất, con hổ đến viếng, thể hiện lòng thương mến, xót xa đối với ân nhân đã khuất của mình. Ngày giỗ lại nhớ mang các con thú đến để ở ngoài cửa trong mấy chục năm liền thể hiện tình cảm vững bền, khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của ân nhân với mình.

admin
2/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question