Soạn văn 7 bài Bụng và Răng Miệng Tay Chân ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 7 bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả – tác phẩm


1.Tác giả

- Ê-dốp sống vào khoảng năm 620-564 (TCN) là một nhà văn Hy Lạp.

- Ông sinh ra là một người nô lệ vào giữa thế kỷ 6 trước Công nguyên thuộc giai đoạn Hy Lạp cổ đại. Được xem là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới và đã được truyền miệng và được sưu tập qua nhiều thế kỷ  bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

- Và đến nay Ê-dốp đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị.


2. Tác phẩm

a. Thể loại: Thơ - song thất lục bát

b. Xuất xứ: Theo Ngọc Châu, 200 truyện ngụ ngôn Ê-dốp dịch thành thơ song thất lục bát., NXB Thế giới, Hà Nội, 2019

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự

d. Bố cục:

Chia bài thơ làm 3 đoạn

- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Các thành viên Chân, Tay, Miệng, Răng họp bàn nhau “đình công” vì anh Bụng chẳng làm gì.

- Đoạn 2: 2 khổ thơ tiếp: Các thanh viên mệt mỏi, không còn sức lực

- Đoạn 4: Khổ cuối: Mọi người hiểu ra và đoàn kết trở lại

e. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật 

  • Giá trị nội dung

- Bài học về lối sống tập thể mỗi người cần phải có trách nhiệm với mọi người, cộng sinh để cùng tồn tại, phải biết tôn trọng và cùng nhau xây dựng cuộc sống chung.

  • Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống đặc sắc và hình tượng nhân vật ấn tượng.

- Mượn chuyện các bộ phận cơ thể con người để khuyên nhủ, răn dạy con người

Soạn văn 7 bài Bụng và Răng Miệng Tay Chân ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Đọc hiểu


Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn.

Lời giải

Lí do khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn là vào một ngày đẹp trời họ thấy mình phải cong lưng làm lụng trong khi anh Bụng chỉ việc ung dung chén tràn mà không mất công sức gì.


Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chú ý cách phản ứng của các thành viên cơ thể

Lời giải

- Tay: bỏ hẳn việc gắp thịt

- Miệng: không xơi

- Răng: không làm việc được ngồi chơi


Câu 3 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Kết quả cuối cùng thế nào?

Lời giải 

Kết quả là người thì rã rời, Tay oặt ẹo, Miệng khô đắng ngắt, Chân mệt mỏi không mang nổi thân gầy đói ăn.


Câu 4 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Lời giải

Khổ thơ cuối chính là bài học nhắc nhở về tinh thần đoàn kết đồng lòng, chung sức để đời bình yên.

2. Câu hỏi cuối bài


Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn ,7 tập 2)

Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Lời giải 

Vào một ngày đẹp trời, các bộ phận trên cơ thể gồm Tay, Miệng, Răng, Chân bỗng dưng cảm thấy ghen tị với Bụng rằng mình phải làm việc cực nhọc, mệt mỏi trong khi anh Bụng không phải làm bất cứ điều ghì nên đã đình công không chịu làm gì để trừng phạt Bụng. Nhưng chỉ được mấy ngày thì thấy mệt mỏi rã rời, oặt ẹo,không có sức, nhận thấy được sự thay đổi ấy, tất cả đều hiểu ra rằng anh Bụng cũng có công việc của riêng mình và ngay lập tức quay trở lại đoàn kết cùng nhau làm việc.


Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu ra sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: có thể dựa vào các yếu tố đề tài, cách kế, nhân vật, nội dung, bài học,...).

Lời giải

* Giống nhau

- Đều cùng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Ngắn gọn, ít tình tiết

- Các truyện đều lấy các đề tài gần gũi, thể hiện suy ngãm về những bài học luân lí, triết lí nhân sinh.

- Các truyện đều mượn con vật, con người cơ thể người để xây dựng nhân vật

* Khác nhau

 Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân Ếch ngồi đáy giếng
Đề tàiPhản ánh tình trạng đối nhân xử thế trong công việc: sống trong tập thể phải hòa đồng, đoàn kết không nên tị nạnh, ích kỉPhê phán lối sống hạn hẹp, cao ngạo khinh thường mọi sự vật xung quanh.
Cách kểVăn vầnVăn xuôi
Nhân vậtMượn bộ phận cơ thể của con người: miệng, răng, tayMượn loài động vật ếch để thể hiện
Nội dung Chuyện kể về Tay, Răng, Miệng vì ghen tị với Bụng mà rủ nhau đình công, rồi kết quả nhận lại chính là các bộ phận mệt mỏi không đủ sức để hoạt độngMột chú ếch sống trong cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, ốc máy sinh vật bé nhỏ, chúng đều sợ hãi mỗi khi con ếch kêu, thế nên nó huênh hoang lắm. Cho đến khi được ra ngoài, nó vẫn kiêu ngạo không để ý đến xung quanh rồi bị giẫm chết
Bài học Về sự đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau trong công việcVề việc hãy luôn mở rộng vốn hiểu biết của bản thân, không nên kiêu ngạo, khoe khoang mà học cách khiêm tốt, chăm chỉ nỗ lực.

Câu 3 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Lời giải

Từ truyện ngụ ngôn em rút ra được bài học cho chính mình về sự quan trọng của việc đoàn kết trong tập thể. Khi mà mỗi người đều có một vai trò riêng, chúng ta không thể biết được tất cả những điều ấy, thế nên không được có thái độ ganh tị, tách biệt, mà phải luôn tôn trọng, gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc việc và đời sống.


Câu 4 (trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

Lời giải

Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp đều có nội dung, nhân vật tương tự nhau khi đều dùng bộ phận cơ thể người làm hình tượng để nói đến con người trong tập thể. Truyền tải thông điệp, bài học tinh thần về tính đoàn kết, tôn trọng, nương tựa, giúp đỡ nhau để tồn tại, phát triển

Tuy nhiên khác ở chỗ đối tượng bị ghen tị ở truyện ngụ ngôn Việt Nam ở đây là lão Miệng và viết bằng văn xuôi, còn truyện của Ê-dốp là Bụng và viết dưới dạng thơ sọng thất lục bát

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question