Soạn văn 6 bài Thánh Gióng ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 6 bài Thánh Gióng ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo, cánh diều, kết nối tri thức.


Mục lục nội dung

Soạn bài Thánh Gióng - Cánh diều

1. Đọc hiểu


Trả lời câu 1 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Chú ý những chi tiết khác thường ở phần 1?

Lời giải 

Chi tiết khác thường là:

- Người vợ ướm thử chân mình vào vết chân to ở đồng, trở về nhà thụ thai, sinh ra một đứa bé lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

- Bà thụ thai và mang thai tận 12 tháng (người thường chỉ mang thai 9 tháng 10 ngày)

- Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, cười, cha mẹ đặt đâu nằm đó.


Trả lời câu 2 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Câu nói đầu tiên của chú bé là gì?

Lời giải 

Câu nói đâu tiên: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.

=>> Câu nói đầu tiên khác biệt, câu nói thể hiện dũng khí, sự mạnh mẽ và lòng quyết tâm đánh giặc


Trả lời câu 3 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Những ai đã góp phần nuôi chú bé?

Lời giải

Những người góp phần nuôi chú bé: cha mẹ cậu bé và bà con, làng xóm góp gạo nuôi chú bé.


Trả lời câu 4 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Những chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật?

Lời giải 

Chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật:

- Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tắm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.”

→ Phẩm chất con người: lòng căm thù giặc vô cùng lớn, yêu nước, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì dân tộc.

- Chi tiết roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ tre bên đường thay roi đánh giặc.

→ Khẳng định sức mạnh phi phàm của nhân vật, đồng thời là chi tiết thể hiện sự thông minh, nhanh nhạy của bậc anh hùng trong chiến đấu.

- Đánh giặc xong cưỡi ngựa về trời.

→ Phẩm chất: trong sạch, không màng vật chất, không màng hư danh.


Trả lời câu 5 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Chi tiết kết thúc truyện ở phần 4 có gì đáng chú ý?

Lời giải

Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt về trời:

- Một cái kết có hậu, nhấn mạnh sự xuất hiện và sự rời đi của Gióng.

- Thể hiện niềm tin của nhân dân về sự bất tử của người anh hùng giết giặc, trở thành một vẻ đẹp tinh thần sâu sắc trong tâm hồn của nhân dân.

- Nhấn mạnh một điều rằng, người anh hùng bảo vệ đất nước vĩnh viễn còn sống mãi trong tâm trí của nhân dân, được nhân dân đời đời ghi ơn, tưởng nhớ.

- Là bài học quý giá có ý nghĩa giáo dục cho các thế hệ trẻ về lòng yêu nước và sự kiên cường, bất khuất trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.

2. Câu hỏi cuối bài


Trả lời câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng.

Lời giải

Sự việc chính:

1 Sự ra đời của Gióng;

2. Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc;

3. Gióng lớn nhanh như thổi;

4. Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc;

5. Thánh Gióng đánh tan giặc;

6. Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời;

7. Vua phong danh hiệu và lập đền thờ.

8. Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng.


Trả lời câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?

Lời giải 

- Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất:

+ Yêu nước, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì dân tộc thể hiện qua việc cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc.

+ Trong sạch, không màng vật chất, danh lợi thể hiện qua việc cởi bỏ giáp sắt và bay về trời.

+ Có sức mạnh phi phàm và sử dụng một cách chính nghĩa khi dùng sức mạnh đó phục vụ nhân dân.

+ Thông minh, tài trí, nhạy bén thể hiện qua việc nhổ tre đánh giặc.

- Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ về sự tôn trọng, biết ơn, ngưỡng vọng của người kể đối với nhân vật Gióng.


Trả lời câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử.

Lời giải 

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến lịch sử:

- Câu chuyện diễn ra ở đời Hùng Vương Thứ sáu, ở làng Gióng.

- Người Việt cổ đã từng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm.

- Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm.

- Người Việt thời bấy giờ đã chế tác ra vũ khí bằng sắt, thép.

- Dùng cây tre để đánh giặc - biểu tượng cho tinh thần bất khuất, hùng cường.


Trả lời câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tìm những chỉ tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?

Lời giải 

Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng:

+ Mẹ Gióng ướm vào dấu chân và mang thai cậu bé.

+ Mang thai Gióng trong 12 tháng.

+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.

+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.

+ Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.

- Tác dụng: các chi tiết thần kì xây dựng lên biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.


Trả lời câu 5 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ gì của cha ông ta?

Lời giải 

Truyện phản ánh hiện thực và ước mơ của cha ông ta:

- Sự thật là nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh chống lại quân thù.

- Mơ ước về một hình mẫu lí tưởng về một người anh hùng tràn đầy sức mạnh, khí thế hơn người.

- Phán ảnh sức mạnh tiềm tàng ở trong nội lực con người và sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc.


Trả lời câu 6 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Vì sao Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đồng?

Lời giải 

Lí do đặt tên:

Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới, đồng thời Đại hội lấy hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao. Hơn hết mục đích của hội thi là lấy sức khỏe làm cơ sở, cơ sở để học tập, để lao động đặc biệt để góp phần bảo vệ Tổ Quốc.

Soạn văn 6 bài Thánh Gióng ngắn nhất

Soạn bài Thánh Gióng - Kết nối tri thức


Câu 1 (trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đối với em, ai là người anh hùng? Người đó có những phẩm chất và thành tích gì khiến em ngưỡng mộ?

Lời giải 

- Anh hùng là những con người sống và thực hiện những hành động dựa trên lý tưởng của bản thân và kì vọng của mọi người. Là những người không ngại khó khăn, thử thách, nghịch cảnh mà luôn luôn làm những điều tốt đẹp hướng tới xã hội và cộng đồng.

- Nhân vật anh hùng thường là những nhân vật có tài năng xuất chúng, có đạo đức, luôn làm việc tốt, có sức khỏe phi thường khiến em ngưỡng mộ.


Câu 2 (trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Thiết kế bản giới thiệu ngắn về một người anh hùng với các nội dung: tên, phẩm chất, chiến công. Trang trí bản giới thiệu bằng các hình ảnh phù hợp và sử dụng bản giới thiệu để nói về người anh hùng.

Lời giải 

Người anh hùng Trần Quốc Tuấn:

- Tên: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

- Phẩm chất:

+ Là một vị tướng tài giỏi, mưu lược hơn người, dụng binh như thần của nước ta.

+ Là vị quan lớn yêu nước, một lòng phụng sự vua diệt giặc ngoại xâm.

+ Là một nhân cách đạo đức lớn, biết trọng dụng người tài.

- Chiến công: chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288.

2. Đọc văn bản 


Câu 1 (trang 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Lời của chú bé ba tuổi có gì đặc biệt?

Lời giải 

Lời của chú bé ba tuổi đặc biệt ở chỗ:

- Chú nói với giọng điệu khảng khái, mạnh mẽ, quyết đoán như một thanh niên trai tráng chứ không phải lời của em bé lên ba.

- Chú xưng hô là “ta” và gọi sứ giả là “ông” thể hiện cậu bé là một người đặc biệt chứ không phải người bình thường.

- Cách nói của chú thể hiện quyết tâm cao độ của một anh hùng yêu nước, khát khao đánh giặc và giữ gìn đất nước hòa bình cho nhân dân.


Câu 2 (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Miếu thờ ban đầu trông như thế nào?

Lời giải 

Theo tưởng tượng của em, đó là miếu thờ đặt ở đầu ngôi làng của Gióng, có những khóm tre xung quanh tỏa bóng mát và trong đền lúc nào cũng tỏa hương thơm ngát của nhang khói mà nhân dân đến viếng cho Thánh Gióng.

3. Sau khi đọc 


Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện.

Lời giải 

Thời gian Vào thời vua Hùng thứ sáu.
Địa điểmỞ làng Phù Đổng
 Hoàn cảnhNgày ấy giặc Ân cướp nước ta, quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận nhưng đánh không nổi, vua Hùng đã vội sai sứ giả đi khắp nơi trong nước tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước.

Câu 2 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Thánh Gióng đã ra đời một cách kỳ lạ như thế nào?

Lời giải

Gióng đã ra đời một cách kì lạ như sau:

Cách mẹ mang thai Gióng khi đi ra đồng, người mẹ thấy một vết chân to hơn vết chân người thường. Thấy hay hay, bà đặt bàn chân mình vào, ướm thử. Không ngờ về nhà bà thụ thai.
Thời gian mang thai12 tháng (bình thường là 9 tháng 10 ngày)
Khi sinh raGióng mãi đến 3 tuổi vẫn chẳng biết cười, biết nói gì cả, và cũng không nhích đi được bước nào, đặt đâu nằm đấy

Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết sau:

a. Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một áo giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”.

b. Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc

c. Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ.

d. Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời.

Lời giải

a Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”: Câu nói của Thánh Gióng mang sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lòng quyết tâm đánh thắng giặc Ân.
b Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc: Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc nhờ vào sự đoàn kết đồng lòng của cả dân tộc. Gióng sinh ra, lớn lên trong vòng tay của nhân dân, mang trên mình nguyện vọng của nhân dân.
cGióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ: thể hiện sức mạnh phi thường của dân tộc ta, con người dù nhỏ bé đến đâu nhưng khi gặp giặc giã, người ta cũng luôn trở nên phi thường.
dNgựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc: Cuộc kháng chiến chống giặc là một cuộc chiến khốc liệt và lâu dài, tay không thì không thể đánh đuổi giặc được mà phải dùng đến vũ khí chiến đấu mới mong đánh trả được quân thù.
e Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời: Nhân dân ta nguyện cống hiến, xả thân vì đất nước, vì nghĩa lớn mà không mong cầu vinh hiển, giàu sang, cũng không mong được trả ơn, đền nghĩa.

Câu 4 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là gì? Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng?

Lời giải

Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên Ý nghĩa của hình tượng Gióng
- Đánh đuổi toàn bộ giặc Ân ra khỏi bờ cõi, bảo vệ độc lập dân tộc

- Biểu tượng cho người anh hùng vĩ đại sinh ra từ nhân dân, đại biểu cho sức mạnh đoàn kết toàn dân

-Biểu tượng cho lòng yêu nước, lòng căm thù giặc mãnh liệt và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta

- Góp phần thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của đất nước ta thời kì Hùng Vương (về lực lượng quân đội, sản xuất đồ sắt...)


Câu 5 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì?

Lời giải

- Theo em truyện Thánh Gióng viết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm cứu nước.


Câu 6 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó.

Lời giải

Lời kể trong truyện Thánh Gióng

Nhận xét về ý nghĩa của lời kể

- "Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng"

- “Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà (hay đằng ngà)".

- "Còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp"

- Cho thấy trí tưởng tượng phong phú của người dân về người anh hùng trong truyền thuyết

- Thể hiện tình yêu mến, tự hào và ngưỡng mộ của người dân dành cho người anh hùng Gióng đã có công chống giặc ngoại xâm

- Vua phong là “Phù Đổng Thiên Vương" ý muốn nói Gióng là người nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng.

4. Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. 

Lời giải

Bởi em lớn lên cùng hình ảnh quê hương thân thuộc, bình dị thế nên hành động mà em ấn tượng sâu sắc nhất của Thánh Gióng là vị anh hùng đã nhổ cây tre bên bờ để làm vũ khí đánh giặc. Hơn hết hành động đó nói lên sức khỏe, nói lên sự thông minh nhanh nhạy của Gióng. Đặc biệt hơn nữa hình ảnh cây tre là hình ảnh gắn liên với làng quê - nơi Gióng được sinh ra và lớn lên, Gióng đã tận dụng những gì gần gũi nhất, thân thuộc nhất, giản dị nhất để biến đó thành một biểu tượng cho đất nước, cho ý chí của con người Việt Nam. Vì vậy mỗi khi nhìn thấy hình ảnh những bờ tre, lũy tre bản thân càng thấy yêu nơi mình sinh ra và trân trọng những gì Thánh Gióng và các thế hệ đi trước đã gây dựng nên.


Soạn bài Thánh Gióng - Chân trời sáng tạo

1. Chuẩn bị đọc 


Câu hỏi (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?

Lời giải 

Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường.

2. Trải nghiệm cùng văn bản


Câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

Lời giải 

Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường, có thể làm nên những việc lớn.


Câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?

Lời giải 

- Từ "chú bé" vốn chỉ những cậu bé con còn hồn nhiên và chưa nhận thức nhiều về cuộc sống.

- Từ "tráng sĩ" dùng để chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

→ Sự thay đổi trong cách gọi thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.


Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?

Lời giải 

Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa:

- Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào của nhân dân đối với Thánh Gióng.

- Đồng thời cũng giải thích nguồn gốc các sự kiện, địa điểm lịch sử (đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy)

3. Suy ngẫm và phản hồi


Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?

Lời giải 

Sự ra đời và lớn lên của Gióng

Gióng ra trận và chiến thắng

 Gióng bay về trời

+ Gióng được sinh ra một cách kì lạ: Bà mẹ ướm chân - thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.

+ Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào .

+ Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.

+ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác.

+ Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

+ Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nhân vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?

Lời giải 

- Khi Gióng nghe được lệnh sứ giả, Gióng đã nói với mẹ: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ giả: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

- Sứ giả kinh ngạc vì Gióng chỉ là một đứa trẻ, đặt đâu nằm đó, lên ba không biết nói cười mà nay khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm bỗng cất lên tiếng nói được. Đó là một sự việc kì lạ.

- Sứ giả mừng rỡ vì thế mạnh giặc, tình thế đất nước đang vô cùng cấp bách, sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài mà nay đã gặp được người nhận nhiệm vụ cao cả này.


Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?

Lời giải 

Liệt kê các từ ngữ chỉ nhân vật:

Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc

Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc

- Cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé.- Tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.

Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?

Lời giải 

- Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần).

- Tác dụng: 

+ Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, lập được những chiến công lớn. 

+ Đề cập đến thái độ trân trọng, ngợi ca đối với người anh hùng dân tộc.


Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

Lời giải 

- Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao.

  + Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm

  + Nhiệm vụ của Gióng quan trọng vì Gióng đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc, giúp nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình.


Câu 6 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời". Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Lời giải

- Em không đồng ý với ý kiến trên, vì:

+ Phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Đó là những di sản mà Thánh Gióng thể lại cho dân tộc ta đến ngày nay.

+ Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn của nhân dân ta về một người anh hùng dân tộc.


Câu 7 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

Lời giải

- Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là biểu tượng của sự dũng cảm, kiên quyết của nhân dân ta thời bấy giừo

+ Chi tiết Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước, tinh thần quật cường luôn có sẵn trong mỗi người dân.

+ Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.

=>> Như vậy, Thánh Gióng chính là hình tượng người anh hùng tiêu biểu cho lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Phan Mỹ Dung
27/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question