Soạn văn 6 bài Bắt nạt ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 6 bài Bắt nạt ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả - tác phẩm 


1. Tác giả

Nguyễn Thế Hoàng Linh (1982)

- Quê quán: Hà Nội.

- Sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, hiện tại có hàng ngàn bài thơ.

- Thơ anh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui.

- Tác phẩm chính: Một số tập thơ như Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng bể, Bé tập tô, Ra vườn nhặt nắng,…


2. Tác phẩm

a. Thể loại

- Thơ năm chữ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được in trong tập thơ “Ra vườn nhặt nắng”, 2017.

c. Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

d. Bố cục

Gồm 4 phần:

+ Khổ 1: Nêu vấn đề: Bắt nạt là xấu lắm.

+ Khổ 2, 3, 4: Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt.

+ Khổ 5, 6: Phân loại đối tượng bắt nạt.

+ Khổ 7, 8: Lời khuyên răn, liên hệ bản thân.

e. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

+ Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt và khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

  • Giá trị nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ

+ Kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh,... cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng.

Soạn văn 6 bài Bắt nạt ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa


Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?

Lời giải

Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ:

- Với các bạn bắt nạt: Nhân vật không đồng tình và đưa ra những câu đừng bắt nạt tất cả mọi thứ như: đừng bắt nạt người lớn, trẻ con, đừng bắt nạt chó mèo, cái cây, nước khác. Vì bắt nạt là người rất xấu, rất hôi. Dù bị bắt nạt quen rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt. Sau cùng, nhân vật bày tỏ thái độ nếu đi bắt nạt người khác thì hãy đọc bài thơ này và đến gặp nhân vật ngay.

- Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống "thỏ non" đáng yêu.


Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lời giải 

- Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện 7 lần trong bài thơ.

- Tác dụng:

+ Tăng tính nhạc, tính nhịp điệu cho bài thơ.

+ Nhấn mạnh bắt nạt là hành động xấu và nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình, nếu bắt nạt người khác thì đó chính là người xấu. Đồng thời là thông điệp khuyên các bạn nên làm những việc mang tính nhân văn, tích cực tạo nên sự vui vẻ, yêu đời hơn.


Câu 3 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó?

Lời giải 

Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là:

- Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị bắt nạt của nhân vật.

- Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước.

- So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.


Câu 4 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.

Lời giải 

- Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Thái độ và cách xử lý của em trong các tình huống đó là:

+ Khi bị bắt nạt: Bản thân cần xử lí đúng chuẩn mực có thể giải quyết giữa cá nhân và đối phương, nếu phương pháp đó không khả quan cần báo cáo với người có khả năng giải quyết như: Giáo viên, phụ huynh để giúp đỡ.

+ Bắt nạt người khác: Em đã được bố mẹ giải thích, khuyên nhủ và góp ý để em sửa sai lần sau không lặp lại tính xấu đó nữa.

=>> Khi đọc xong bài thơ, em thấy mình cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ  chính mình và các bạn khi bị bắt nạt, cần tìm ra những phương pháp giải nói chuyện với người lớn để được giúp đỡ. Và bỏ hẳn thói bắt nạt người khác. Cần học tập, vui chơi tích cực để tránh xa những thói hư, tật xấu.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question