Soạn văn 6 bài Ai ơi mồng chín tháng tư ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 6 bài Ai ơi mồng chín tháng tư ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học


I. Tìm hiểu chung về tác phẩm

1. Thể loại và xuất xứ

"Ai ơi mồng chín tháng tư" thuộc thể loại văn bản thông tin, được trích báo điện tử “Hà Nội mới” (7/4/2004)

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “đồng bằng Bắc Bộ”: Giới thiệu chung về lễ hội Gióng – một trong những lễ hội lớn nhất khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “với trời đất”:Tiến trình diễn ra hội Gióng.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Ý nghĩa, giá trị của hội Gióng.

3. Nội dung và giá trị nghệ thuật

* Nội dung

Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuyết minh về Hội Gióng. Người viết cung cấp những thông tin như thời gian, địa điểm, ý nghĩa và đặc biệt là các nghi thức độc đáo.

* Giá trị nghệ thuật

Số liệu chính xác, lời văn chân thực, cô đọng.


II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Soạn văn 6 bài Ai ơi mồng chín tháng tư ngắn nhất

Câu 1 trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Văn bản này thuật lại sự kiện gì?

Lời giải:

Văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4” thuật lại sự kiện lễ hội Gióng


Câu 2 trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin gì?

Lời giải:

Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin về thời gian và vị trí của hội Gióng ở Bắc Bộ


Câu 3 trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Hội Gióng diễn ra ở những địa điểm nào? Những địa điểm đó nhắc em nhớ đến các chi tiết nào trong truyền thuyết Thánh Gióng?

Lời giải:

Hội Gióng diễn ra trên một khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh tại quê hương, bao gồm:

+ Cố Viên (vườn cũ), nay ở giữa đồng thôn Đổng Viên, tương truyền là vườn cà của mẹ Gióng, là nơi mà bà đã giẫm phải vết chân ông Đổng

+ Miếu Ban, thuộc thôn Phù Dực, là nơi Thánh được sinh ra

+ Đền Mẫu là nơi thờ mẹ Gióng, ở ngoài đê

+ Đền Thượng là nơi thờ phụng Thánh


Câu 4 trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Hãy tóm tắt tiến trình diễn ra hội Gióng bằng một bảng với các nội dung: thứ tự, thời gian, không gian, sự kiện, người tham gia.

Lời giải:

Thứ tựThời gianKhông gianSự kiệnNgười tham gia
Chuẩn bị cho Hội Gióng1/3 đến
5/4 ÂL
Khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh tại quê hươngChuẩn bị cho lễ hộiDân làng

Bắt đầu hội

 

6/4 ÂLĐền Mẫu, đền ThượngTổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay (cơm cà) lên đền Thượng
8/4 ÂLĐền Hạ, đền ThượngTổ chức lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng
Chính Hội9/4 ÂL

Trước thủy đình ở đền Thượng.

Trên 1 cánh đồng rộng lớn

Tổ chức múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân trước thủy đình ở đền Thượng.

Tổ chức Hội trận mô phỏng lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc.

Đánh cờ người.

28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi

80 phù giá

3 bé trai

Ông Hổ, ông Trống, ông Chiêng, 3 viên Tiểu Cổ, đàn cờ người.

Dân chúng xem hội

Vãn hội

 

 

10/4 ÂL

Làng Phù Đổng

 

Tổ chức lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh

Dân làng

 

 


Câu 5 trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội được tác giả bài viết giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng. Tìm và liệt kê các hình ảnh, hoạt động đó.

Lời giải:

Các hình ảnh, hoạt động trong lễ hội mang ý nghĩa tượng trưng:

- Mồng 8 có lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng, tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc

- Mồng 9 vào chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân tượng trưng cho cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cánh đồng, có 28 đạo quân thù, có đạo quân mục đồng

- Ngày 12 có lễ rước cờ, tượng trưng cho báo tin chiến thắng với trời đất.


Câu 6 trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng có ý nghĩa, giá trị gì?

Lời giải:

Theo tác giả, lễ hội Gióng là lễ hội đặc biệt để tượng niệm Thánh Gióng, mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question