Soạn văn 11 bài Trao duyên ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài Trao duyên ngắn nhất. Cùng hocmai360 trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 Cánh diều, kết nối tri thức chân trời sáng tạo.


Mục lục nội dung

Soạn bài Trao duyên - Cánh diều

1.Trong khi đọc


Câu 1 (trang 44, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý lời nói, hành động, lí lẽ của Thúy Kiều khi thuyết phục Thúy Vân.

Lời giải

Lời nói, hành động, lí lẽ của Thúy Kiều khi thuyết phục Thúy Vân: lời nói “cậy” với mong muốn, hi vọng thiết tha, gửi gắm đầy sự tin tưởng, hành động “ngồi lên”, “lạy”, “thưa” kính cẩn, trang trọng, lí lẽ chặt chẽ, thấu tình, hợp lí.


Câu 2 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Thúy Kiều để lại những kỉ vật nào trong tình yêu?

Lời giải

- Kiều đã để lại những kỉ vật trong tình yêu là: chiếc vành, bức tờ mây, của chung, của tin.


Câu 3 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Thúy Kiều nghĩ về điều gì nếu chẳng may nàng “thác oan”?

Lời giải

- Thúy Kiều nghĩ về tình yêu dành cho Kim Trọng, dẫu có “thác oan” thì vẫn giữ lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt, bất tử. Qua đó, ta thấy được tình cảm lý trí xen lẫn, sự giằng xé, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng đến tột cùng của Kiều.


Câu 4 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Thúy Kiều nói với ai? Về điều gì? Tâm trạng của Kiều như thế nào?

Lời giải

- Thúy Kiều nói với Kim Trọng về khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng.

- Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng “Ôi Kim Lang…”.

- Kiều tự trách than và đau đớn.

→ Tâm trạng của Kiều giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng.

2. Sau khi đọc


Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích Trao duyên có thể chia làm mấy phần? Hãy nêu nội dung chính của mỗi phần.

Lời giải

- Phần 1 (12 câu đầu): Kiều trong quá trình thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân

- Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân trước khi đi.

- Phần 3 (còn lại): Tâm trạng đau đớn và độc thoại nội tâm trong Kiều.


Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Thuý Kiều đã có lời nói, hành động và lí lẽ như thế nào để thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng?

Lời giải

Lời nói, hành động và lí lẽ như thế của Thúy Kiều khi thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng:

- Những lời nói: Kể về mối tình với chàng Kim:

- “đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, đứt quãng.

- “mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim - Kiều; “chắp mối”: Thúy Vân là người nhận lại mối tình dang dở.

- “Quạt ước, chén thề”: Là một điển tích gợi hình ảnh hai người tặng nhau quạt để tỏ ý trăm năm, uống rượu cùng nhau để thề nguyền chung thủy.

- Những lí lẽ: Kiều trao duyên cho Thúy Vân:

+ Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.

+ Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.

+ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.


Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Vì sao sau khi cậy nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của Thuý Kiều lại càng tăng?

Lời giải

- Lí do khi nhờ Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng bi kịch của kiểu lại càng tăng vì:

+ Nàng không được ở bên người mình yêu nữa mà phải kết hôn với tên Mã Giám Sinh, hắn là tên lừa đảo.

+ Những sự đau đớn, những tuyệt vọng và lòng thủy chung một lòng của Kiều luôn hướng về Kim Trọng của nàng.


Câu 4 (trang 46, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu có ý nghĩa gì?

Lời giải

- Việc Kiều đưa cho Thúy Vân những kỷ vật chính là để đem tình yêu của mình trao đi. Nàng mong những kỉ vật tình yêu ấy có thể giữ thành của cả ba người, tuy trao kỉ vật cho Vân nhưng nàng chẳng thể trao được tình yêu với chàng Kim, tình yêu càng mãnh liệt và sâu sắc bao nhiêu thì càng thấy bi kịch đau khổ bấy nhiêu.


Câu 5 (trang 46, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn Trao duyên là lời của Thuý Kiều nói với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại.

Lời giải

- Kiều đối thoại với Vân, với bản thân Kiều và với Kim Trọng.

+ Với Vân: Kiều đặt niềm tin, biết ơn chân thành, yên tâm khi nhờ cậy được Vân, thanh thản vì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời.

+ Với bản thân Kiều: Chuỗi những tâm trạng day dứt, giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng.

+ Với Kim Trọng: Khát vọng tình yêu mãnh liệt nhưng không thể chiến thắng hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn và dằn vặt với nội tâm.


Câu 6 (trang 46, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên (biện pháp ẩn dụ, cách dùng thành ngữ, độc thoại nội tâm,...).

Lời giải

- Một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên:

+ Tác giả sử dụng những điển cố, điển tích, điển hình (“Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”, “trâm gãy bình tan”, “ngậm cười chín suối”, “Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”)

=>> Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi đau đớn, xót xa của Thúy Kiều, những hình ảnh này nhằm làm nổi bật nỗi thống cổ trong hoàn cảnh éo le của nàng Kiều, giúp người đọc phần nào thấu hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh của Kiều.

+ Độc thoại (“Duyên này thì giữ, vật này của chung”, “Dù em nên vợ nên chồng/ Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”)

=>> Thể hiện ý chí quyết tâm cắt bỏ đoạn tình cảm với chàng Kim, nhưng rồi lại khổ đau tột cùng khi nghĩ đến việc phải rời xa người yêu. Dù vậy quyết định chọn làm bạn của Kiều đã nói lên lối suy nghĩ của một cô gái sắc sảo, thông minh trong xã hội thời bấy giờ.


Câu 7 (trang 46, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên

Lời giải

Người phụ nữ của thời phong kiến, của thời bấy giờ có lẽ được coi là tượng đài cho những số phận hồng nhan bạc mệnh. Không ngoại lệ nàng Kiều của Nguyễn Du cũng mang một thân phận, một hình ảnh tượng trưng của thân phận phụ nữ xã hội thời đó. Có thể nói rằng đoạn trích trao duyên đã hoàn toàn lột tả những vẻ đẹp của nàng Kiều. Vẻ đẹp về ngoại hình, vẻ đẹp về phẩm chất, đặc biệt là vẻ trong sáng của tâm hồn. Kiều không khoa trương, Kiều không phô diễn những vẫn cho người đọc thấy được cái tài đức cái vẹn toàn trong nàng, hình ảnh tài đức vẹn toàn đó được nhận ra trong bi kịch. Giữa chữ hiếu và chữ tình nàng buộc phải đưa ra lựa chọn, Kiều đã lựa chọn cách làm dịu cả đôi đường. Nàng vẫn đặt cái đức lên trên cả, nàng chọn cứu cha, còn phần tình đã trao cho Thúy Vân để giữ trọn lời hẹn thề. Quả thực những đau khổ mà Kiều phải gánh chịu đối với chúng ta mà nói là sự thiệt thòi, là nỗi khổ quá đỗi bất hạnh. Vì thế ta thấy rằng số phận của người phụ nữ xã hội thời bấy giờ thực sự vô cùng đáng thương và rẻ rúng.

Soạn văn 11 bài Trao duyên ngắn nhất

Soạn bài Trao duyên - Kết nối tri thức

1. Trong khi đọc 


Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình dung bối cảnh của cuộc trao duyên (thời gian, không gian, hoàn cảnh của nhân vật).

Lời giải 

Thời gianKhông gianHoàn cảnh của nhân vật
Ban đêmTrong phòng, bên ánh đèn dầuTrước ngày Thúy Kiều chuẩn bị theo Mã Giám Sinh về quê người (nàng quyết định bán thân để lấy tiền chuộc cha và em).

Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý nội dung lời “hỏi han” của Thúy Vân.

Lời giải 

Thúy Vân thấy chị đêm đã khuya vẫn trầm tư, lo lắng ngồi bên ngọn đèn khuya mà suy tư nên đến cạnh hỏi han Thúy Kiều.


Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo dõi cảm xúc, suy nghĩ của Thúy Kiều:

- Khi nói lời nhờ cậy Thúy Vân

- Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.

Lời giải

Khi nói lời nhờ cậy Thúy VânKhi trao kỉ vật cho Thúy Vân
Tâm trạng của Thúy Kiều ngổn ngang, không nói cũng không được mà nói cũng không xongThúy Kiều kể ra hoàn cảnh của mình với em, rằng nàng không muốn thành người vô ơn, phụ bạc nên nhờ Thúy Vân nối tiếp tình duyên với Kim Trọng thay mình.

Câu 4 (trang 15, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý lời Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân khi trao kỷ vật.

Lời giải

Là sự nhờ cậy của Thúy Kiều với em, hy vọng em sẽ thay mình nên duyên với Kim Trọng.


Câu 5 (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Mười dòng thơ cuối là lời của Thúy Kiều nói với ai?

Lời giải

Mười dòng thơ cuối là sự giãi bày của Kiều với Thúy Vân đồng thời cũng là lời tự sự với chính bản thân nàng. Với lời nói rằng dù nàng có đang sống, hay chịu những nỗi đau khổ, nỗi dằn vặt với chính nội tâm kia. Kiều vẫn sẽ chúc phúc và ủng họ cho Thúy Vân và Kim trọng, với mong muốn mọi người sẽ nhớ đến Kiều, nhớ đến Kiều bằng vẻ đẹp về nhân cách lẫn ngoại hình của Nàng.

2. Sau khi đọc 


Câu 1 (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nêu bố cục của đoạn trích và chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại, lời độc thoại của các nhân vật.

Lời giải

Bố cục:

- Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục Thúy Vân chấp nhận lời trao duyên của mình

- Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật của mình và dặn dò Thúy Vân

- Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn, độc thoại nội tâm

Lời người kể chuyệnLời đối thoại nhân vậtLời độc thoại nhân vật
711,725,730,735715,720,740,745750,755.

Câu 2 (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Thuý Kiều nảy sinh ý định trao duyên cho Thuý Vân trong thời điểm nào?

Lời giải

Thúy Kiều nảy ra ý định trao duyên cho Thúy Vân khi nàng chuẩn bị phải theo Mã Giám Sinh về quên người theo thỏa thuận để lấy tiền chuộc cha.


Câu 3 (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng để thể hiện thái độ đó.

b. Thuý Kiều đã dựa vào điều gì để thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên?

c. Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thuý Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự nhất quán hoặc không nhất quán ấy.

d. Nếu diễn biến tâm lí của Thuý Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật cho Thuý Vân. Hãy phân tích, lý giải quá trình diễn biến tâm lí đó.

Lời giải

a“Cậy, lạy, thưa” là những từ mà người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Những từ ngữ này thể hiện sự tôn trọng đặc biệt của Kiều dành cho người em gái mà mình nhờ vả. Dù mình ở vai trên nhưng Kiều không dùng sự ra lệnh đối với em. Tuy trong lòng cô nhiều suy nghĩ, trăn trở nhưng vẫn bình tĩnh xử lí, sắp xếp, thu vén chuyện của mình.
bKiều trình bày với em về hoàn cảnh của mình, về mối tình dang dở của mình với chàng Kim và mong em hãy thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà chấp nhận mối tơ thừa của chị. Hai người đã có những hẹn thề gắn bó dài lâu nhưng nay Kiều không giữ lời hứa đó. Bởi lẽ, nàng không thể hoàn thành cả “chữ hiếu” lẫn “chữ tình”; nên “chữ tình” này, xin gửi lại để Vân thay chị thực hiện. Từng lời nói của Kiều là nỗi đau khổ, day dứt mà nàng đang phải trải qua. Nào ai muốn nhìn thấy cha và em trai bị oan trong tù? Nào ai muốn rời bỏ người mình yêu thương khi tình cảm rất mặn nồng? Ta càng thêm thương xót cho nàng Kiều bạc mệnh.
c

Lời trao duyên và dặn dò Thúy Vân:

Duyên này thì giữ vật này của chung. Lời lẽ thiếu chặt chẽ, thậm chí mâu thuẫn với những gì Kiều nới với em khi bày tỏ ước nguyện trao duyên. Trao duyên cho Thúy Vân mà nàng vẫn muốn kỉ vật là “của chung” – như muốn giữ cả phần mình trong đó. Trao "duyên" xong, nhưng lòng Kiều càng nặng trĩu, đầy những giằng xé, những níu kéo, tiếc nuối vô cùng. Lý trí bắt nàng từ bỏ tình yêu với chàng Kim Trọng yêu thương, nhưng trái tim và tình cảm của Kiều lại không cho phép nàng làm vậy.

d

Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên diễn biến qua ba chặng như ba nấc thang tâm lí:

- Lời trao duyên và lời thuyết phục Thúy Vân: từ ngữ chọn lọc, hàm súc, cách nói tinh tế, chặt chẽ, cho thấy Kiều rất bình tĩnh, sáng suốt.

- Lời dặn dò khi trao kỉ vật cho Thúy Vân: lời lẽ, ý tứ thiếu chặt chẽ, thậm chí mâu thuẫn.

- Tâm lí của nhân vật đã biến đổi từ trạng thái tỉnh táo, sáng suốt chuyển thành lúng túng, bối rối, thậm chí có lúc rơi vào ảo giác. Sự đổi thay bắt đầu từ khoảnh khắc Thúy Kiều trao cho Thúy Vân kỉ vật: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền,... Mỗi kỉ vật xuất hiện là thêm một lần sống dậy, kỉ niệm đánh thức tình yêu, khiến trái tim lên tiếng, lấn át cả lí trí.


Câu 4 (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trong mười dòng thơ cuối (chú ý sự thay đổi đối tượng tâm tình và giọng điệu).

Lời giải

Sau khi trao duyên cho Thúy Kiều cùng lời nhắn nhủ độc thoại của nàng với Kim Trọng “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”, qua đó thể hiện tấm lòng của một người sắp chia xa nhưng bởi tình cảm mặn nồng khiến họ càng đau xót, buồn thương.

Cuộc đời bạc bẽo đã đẩy nàng đến tận cùng của khổ đau, nàng phải hạ thấp bản thân, bán mình để cứu cha và em nhưng làm thế nào đây, nàng phải phụ Kim Trọng – người nàng yêu say đắm và đã lỡ đính ước. Câu cuối như một lời tự trách cũng như lời kết lại mối tình của Kim Kiều rằng nó đã chấm dứt và người phụ chính là Thúy Kiều.


Câu 5 (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích. Hãy minh hoạ bằng một ví dụ mà bạn thấy tâm đắc.

Lời giải

Nguyễn Du đã rất độc đáo trong việc thể hiện hoàn cảnh của nhân vật cũng như diễn biến tâm trạng đầy ngổn ngang của nhân vật trữ tình khi rơi vào hoàn cảnh éo le.

Trước hết là lời nhờ vả của Thúy Kiều, bằng sự tinh tế, ông đã để cho Thúy Kiều hạ thấp mình để cầu xin Thúy Vân, qua đó để thấy được sự cực kì cần thiết của Kiều trong câu chuyện này. Nàng thật sự rất cần sự giúp đỡ của Thúy Vân để xoa dịu mối tình đầy dang dở và khổ đau này. Qua đó, ta thấy được rõ cái lý, cái tình của Nguyễn Du được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều

3. Viết kết nối với đọc 


Câu hỏi (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời, thương đời của Nguyễn Du. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chỉ ra biểu hiện của sự "hiểu" và "thương" ấy trong đoạn trích Trao duyên.

Lời giải

Nguyễn Du không ưu ái một nhân vật nào trong tác phẩm này. Nguyễn Du chỉ đang sử dụng cách mà tác giả hiểu đời và thương đời với nhân vật Thúy Kiều một cách chi tiết và cụ thể. Bằng cái nhìn đa chiều, Kiều là cô gái đáng thương nhiều hơn là đáng trách. Hơn thế với cái tài hoa bạc mệnh mà tác giả ẵm chỉ vào Kiều đã cho thấy phần nào những đáng thương trong Kiều. Sự "hiểu đời" ở đây được thể hiện qua cách tác giả sắp đặt Kiều đã từ bỏ hạnh phúc cả đời, từ bỏ lời hứa thề nguyện bên Kim Trọng để làm tròn chữ hiếu. Xét ở sự "thương đời" Nguyễn Du đã đặt Thúy Vân làm nhân vật trả phần duyên còn lại cho Kiều. Tác giả thương thay mối lương duyên giữa Kiều và Trọng, đồng thời trao mối duyên mà Kiều trân trọng cho người thân thương trong cuộc đời của Kiều. Qua đó ta thấy rằng Nguyễn Du viết truyện Kiều không chỉ giãi bày cảm xúc cá nhân, đó còn là tiếng nói hiểu đời và thương đời luôn tồn tại trong tác giả.


Soạn bài Trao duyên - Chân trời sáng tạo

1. Trải nghiệm cùng văn bản


Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong đoạn này.

Lời giải 

- Lời người kể chuyện từ “Nỗi riêng riêng những bàn hoàn……Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:”

- Lời nhân vật (xác định được thông qua dấu ngoặc kép để ngăn cách lời người kể. lời nói của nhân vậtvật và dấu hai chấm để thông báo cho người đọc đoạn thoại của nhân vật ở đoạn sau): “Cơ trời dâu bể đa đoan,.....Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?” và câu thơ “Lòng đương thổn thức đầy”


Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 11, tập hai):

Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều có gì khác thường?

Lời giải 

- Hai từ “cậy em” làm toát lên sự tin tưởng đến mức tuyệt đối của Thúy Kiều ở người em gái thân yêu, trong lời mở đầu ấy chứa đựng sự dằn vặt, day dứt và mới khiến Kiều trở nên băn khoăn, ngập ngừng.

- Kiều là chị, vai vế và tuổi tác lớn hơn Thúy Vân nhưng lại có hành động “lạy rồi sẽ thưa”.

→ Cách mở đầu cho câu chuyện sắp nói với Thúy Vân của Kiều đã giúp cho không khí của thời khắc “trao duyên” trở nên trang trọng hơn bao giờ hết.


Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bạn hình dung thế nào về dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bản.

Lời giải 

Trong đoạn từ dòng thơ 741 đến dòng 756 ở cuối văn bản, dáng vẻ, tâm trạng, giọng nói của Thúy Kiều hiện lên:

- Kiều giằng xé trong nội tâm, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng. Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng

+ Những hình ảnh “lò hương, hồn,...” là những hình ảnh cuộc sống cõi âm, đầy thần linh, ma mị → Người đọc cảm nhận được sự đau đớn trong nội tâm đến chết của Thúy Kiều.

+ Mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.

2. Suy ngẫm và phản hồi


Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thúy Kiều - Thúy Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào góp phần giúp bạn nhận biết điều đó?

Lời giải 

- Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thúy Kiều - Thúy Vân được thuật lại theo ngôi kể thứ ba.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Người kể - tác giả không xưng “tôi” trong xuyên suốt nội dung tác phẩm.

+ Khi giới thiệu về hội thoại giữa hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân, tác giả sử dụng “ân cần hỏi han, rằng” kết hợp cùng dấu “:” để thông báo cho người đọc.

+ Miêu tả được cụ thể, chi tiết nội tâm, hành động, biểu cảm, tâm trạng của Thúy Kiều - Thúy Vân.


Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật và giải thích sự khác biệt ấy.

Lời giải 

Số dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy KiềuSố dòng thơ biểu đạt lời của nhân vật Thúy Vân
38 câu (719 - 756)4 câu (715 - 718)

- Độ dài (tính bằng số dòng thơ) của những dòng thơ biểu đạt lời của Thúy Kiều nhiều hơn Thúy Vân.

- Có sự khác biệt giữa lời thoại của hai nhân vật ấy bởi:

+ Thúy Kiều là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm thể hiện tư tưởng, suy nghĩ, nội dung của tác giả trong tác phẩm.

+ Hơn nữa, tác giả muốn để Thúy Kiều diễn tả tình cảnh, lí do, tâm trạng nội tâm của mình để người đọc nắm rõ → từ đó người đọc có cái nhìn cụ thể, chi tiết về suy nghĩ, tư tưởng, nội tâm nhân vật.

+ Đồng thời, nội dung chủ đạo của văn bản là khung cảnh “trao duyên” của Thúy Kiều cho Thúy Vân cho nên Kiều là phía chủ động, có nhiều lời dặn dò, nhờ cậy. Ngược lại Thúy Vân, là người bị bất ngờ, bị động nên còn bất ngờ không kịp nói hay hành động gì.


Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Lời thoại của Thúy Vân có vai trò như thế nào đối với sự tiến triển của câu chuyện?

Lời giải 

Lời thoại của Thúy Vân có vai trò làm tiền đề, đồng thời là cánh cử mở ra những nội dung hấp dẫn của câu chuyện, đóng vai trò quan trọng với sự tiến triển của câu chuyện.

→ Lời thoại của Thúy Vân tuy có dung lượng ngắn nhưng lại là chi tiết vàng, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự tiến triển của toàn bộ câu chuyện trong đoạn trích “Trao Duyên”


Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc kĩ lời thoại của Thúy Kiều và cho biết:

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là tự sự, biểu cảm hay kết hợp tự sự với biểu cảm?

b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thúy Kiều hướng đến ai; là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?

Lời giải 

aLời thoại của Kiều trong văn bản là kết hợp tự sự với biểu cảm.
bTừ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thúy Kiều hướng đến Kim Trọng. Là lời độc thoại. Lời của Thúy Kiều là những lời tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy. Đồng thời là lời oán trách cho số phận vô lý nhưng cũng thể hiện sự bất lực của nàng.

Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thúy Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.

Lời giải 

Trước khi trao kỉ vậtTrong khi trao kỉ vậtSau khi trao kỉ vật

+ Buồn bã, phiền lòng vì hoàn cảnh tình yêu của mình và chàng Kim.

+ Khi Thúy Vân mở lời hỏi han, Thúy Kiều mở lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện.

+ Có sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều

+ Một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát

+ Từ khi trao lại kỷ vật, Kiều dường như quên hẳn hiện tại, nàng chỉ sống với cái mai hậu hư vô của mình, vì nàng hi vọng em và chàng Kim tương lai sẽ được hạnh phúc. Hiện tại với nàng chỉ là con số không.

+ Kiều tự cảm thấy có lỗi rất lớn với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy.

+ Kiều than thở và với Kim Trọng, thương xót cho Kim. "Thôi thôi" cũng là tiếng than tiếc và dằn vặt, là sự xác nhận cho sự phụ bạc của mình.


Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định chủ đề của văn bản Trao duyên và cho biết, phần văn bản này có vai trò như thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều.

Lời giải 

- Chủ đề của văn bản Trao duyên: bi kịch trong tình yêu và sự trao duyên cho Thúy Vân của Thúy Kiều.

- Văn bản Trao duyên góp phần tạo nên những liên kết giữa các nhân vật trong câu chuyện đồng thời đưa người đọc thấu hiểu và nhìn nhận được những nội dung, tư tưởng của tác giả Nguyễn Du và cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều. Mặt khác giúp độc giả cảm nhận được những đau khổ, những bi kịch trong tình yêu, qua đó những thông điệp về sự chung thủy và bài học và giá trị nhân văn của cuộc sống được truyền đạt tới độc giả. Vì thế ta thấy rằng văn bản Trao duyên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên những bài học đắt giá của chủ đề trong Truyện Kiều.

admin
2/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question