Soạn văn 11 bài Thực hành đọc hiểu tôi yêu em ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài Thực hành đọc hiểu tôi yêu em ngắn nhất. Cùng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả - tác phẩm

1. Tác giả

- Pu-skin (1799 - 1867), ông là nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn trên đất nước Nga Pu-skin không chỉ trong văn chương mà cả trong sự thức tỉnh của dân tộc Nga”.

- Phong cách sáng tác: Các tác phẩm xoay quanh vấn đề phản ánh đời sống tinh thần phong phú cùng với khát khao hạnh phúc và tự do của người dân Nga. Thơ của Pu-skin thể hiện tâm hồn nhân hậu và tuyệt đẹp của con người nơi đây.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin (sáng tác từ 1831-1837), Bô-rít Gô-đu-nốp (1825), Cô tiểu thư nông dân (1830),...

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm thơ “Tôi yêu em” được ra đời vào mùa hè năm 1829.

b. Đề tài

- Viết về tình cảm đôi lứa

c. Bố cục

- Gồm 2 phần

+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): Lời giãi bày tình yêu chân thành.

+ Phần 2 (4 câu thơ cuối): Những cung bậc trong tình yêu và nhân cách cao thượng.

d. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

- Giá trị nội dung:

+ Bài thơ thể hiện tình yêu đơn phương tuy chân thành, sâu sắc nhưng cũng vô cùng trong sáng và cao thượng của nhân vật trữ tình.

+ Một tình yêu chân chính, đầy lòng vị tha và đức hi sinh, luôn mong muốn những gì tốt đẹp nhất đến với người mình yêu thương.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Sử dụng ngông từ nghệ thuật giản dị, trong sáng.

+ Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng xuyên suốt bài thơ.

+ Nghệ thuật diễn tả tâm lý tình cảm song song tồn tại luôn giằng co, từ đó diễn tả thành công tâm trạng nhân vật trữ tình.

Soạn văn 11 bài Thực hành đọc hiểu tôi yêu em ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Trong khi đọc


Câu 1 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Lời giãi bày thể hiện tình cảm, tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?

Lời giải

Lời giãi bày thể hiện: Cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Đồng thời cũng thể hiện nỗi buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha.


Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý biện pháp lặp cấu trúc và hai dòng thơ kết.

Lời giải

- Điệp cấu trúc “tôi yêu em”: thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

- Hai dòng thơ kết: lời giã biệt cho mối tình không thành nhưng vẫn tràn ngập yêu thương, không một chút hận thù mà chứa chan lời cầu mong đầy tính nhân văn.

2. Sau khi đọc


Câu 1 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Dựa vào yếu tố nào để em xác định điều đó?

Lời giải

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả.

- Yếu tố xác định: đại từ nhân xưng "tôi" và "em"


Câu 2 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Cụm từ nào trở thành điệp khúc? Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc đó là gì?

Lời giải

- Cụm từ điệp khúc: "Tôi yêu em" (lặp lại 3 lần trong khổ thơ 1, 2, 3)

- Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc là:

+ Tạo nên giọng điệu và sự nhịp nhàng, nhấn mạnh nổi bật bài thơ.

+ Giãi bày, những tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình (cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình)


Câu 3 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua bốn dòng thơ đầu?

Lời giải

Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua khổ thơ đầu:

- Hai câu thơ đầu:

+ Sự khẳng định tình yêu của nhân vật trữ tình "Tôi yêu em": đến nay chừng có thể. Đó là một tình yêu mãnh liệt, một tình yêu không có giới hạn cụ thể, sẵn sàng và hết lòng để có được "em"

+ Khẳng định sự đơn giản trrong tình yêu: Bằng ba chữ "Tôi yêu em" nhân vật trữ tình đã giãi bày hoàn toàn những tâm tư tình cảm, sự nồng hậu và đơn giản dành cho "em".

- Hai câu thơ sau:

+ Quyết tâm rời bỏ hồn “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa/Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.

+ Vẻ cao thượng trong nhân cách của tác giả được thể hiện một cách rõ nét, Puskin yêu và tôn trọng người mình yêu tuyệt đối, ông thà hy sinh, chấp nhận bản thân chịu đau khổ giày vò, cũng không muốn cô gái mình chịu tổn thương một chút.

→ Không phải là thứ tình cảm nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ vụng dại, mà là tình yêu chung thủy, vững bền dẫu qua bao năm tháng vẫn không hề đổi thay.


Câu 4 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt và cho thấy điều gì trong tình cảm, quan niệm về tình yêu của tác giả?

Lời giải

"Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".

- Cho đến cuối bài tác giả vẫn khẳng định rằng tình yêu của người dành cho "em" là một tình yêu đơn giản, tình yêu chân thành, tình yêu không mưu cầu vấn đề khác chỉ đơn tuần là mong muốn có một tình yêu.

- Hơn hết tác giả còn thể hiện tính văn minh, sự tôn trọng đối phương trong tình yêu. Cho dù không yêu được "em" Puskin đã cầu chúc, mong muốn cho người con gái mình yêu tìm được người dành tình yêu cho "em" như những gì tác giả đã yêu.

=>> Đây được coi là hành động đẹp, cách ứng xử văn minh trong tình yêu, hơn hết tình cảm này được cho là sự cao cả nhất trong tình yêu.


Câu 5 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Theo em, nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ là người như thế nào?

Lời giải

Theo em, về cái nhìn đơn chiều nhân vật "tôi" là người chân thành và chung thủy trong tình yêu. Còn về cái nhìn đa chiều, nhân vật "tôi" không chỉ là chủ thể của người đứng ra tìm tình yêu, hơn hết nhân vật "tôi" còn là một tượng đài cao cả của tình yêu. Đó là sự hi sinh và sự chân chính trong tình yêu, nhân vật "tôi" sẵn sàng  chúc phúc, sằng sàng để người mình yêu đến với một người khác và không quên mong muốn cho "em" tìm được người dành tình cảm cho em như nhân vật tôi.


Câu 6 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Từ bài thơ Tôi yêu em, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu

Lời giải

Có lẽ tình yêu là điều mà tất cả mà mọi người đều mong muốn trong đó có Puskin. Ông không chỉ mong muốn có tình yêu, điều cao cả hơn hết là mong muốn đến tất cả những điều văn minh cao cả trong tình yêu. Tình yêu không phải là những dàng buộc, thắt nút, tình yêu là sự cảm thông và chia sẻ lẫn nhau. Có tình yêu chúng ta sẽ phần nào cảm thấy được thăng hoa trong trái tim, được vỡ òa bởi những cảm xúc mà những tình cảm khác không thể mang lại. Tình yêu không phải là sự ngẫu nhiên, vì thế khi có được tình yêu chúng ta cần trân trọng, gìn giữ và đặc biệt cung cách ứng xử trong tình yêu là điều quan trọng nhất. Ta có thể lấy Puskin làm tượng đài của tình yêu cao cả. Tác giả chân thành, văn minh, hơn hết Puskin còn giữ được tính tôn trọng trong tình yêu. Khi tình yêu không có duyên đến với mình tác giả sắn sàng chúc cho người con gái có được tình yêu, yêu được người như chính cách tác giả đã yêu. Vì vậy trong tình yêu, không nhất thiết phải chiếm trọn được tất cả với gọi là tình yêu, chỉ cần ta hết lòng, trân trọng, hi sinh để bảo vệ thứ mình đang có và đang yêu đó được coi là sự cao cả trên hết của tình yêu.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question