Soạn văn 11 bài Thực hành đọc hiểu Tấm lòng người mẹ ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài Thực hành đọc hiểu Tấm lòng người mẹ ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả - tác phẩm

1.Tác giả

- Victor-Marie Hugo (26 tháng 2, 1802 - 22 tháng 5, 1885 tại Paris) là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

- Vích-to Huy-gô chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Với tư cách là nhà thơ trữ tình, Hugo đã xuất bản tập Odes et Ballades (1826), Les feuilles d'automne (1831) hay Les Contemplations (1856).

- Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực

2. Tác phẩm

a. Thể loại

- Đoạn trích Tấm lòng người mẹ thuộc thể loại: truyện ngắn.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Đoạn trích nằm trong tác phẩm Những người khốn khổ, được xuất bản năm1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

d. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (Từ đầu đến “Bọn chủ nợ giày vò Phăng-tin”): Hoàn cảnh khó khăn của Phăng-tin.

- Phần 2 (“Tiền chị kiếm ra quá ít ỏi” đến “mồ hôi lạnh”): Phăng-tin bán tóc mua áo cho con.

- Phần 3 (“Một hôm” đến “Cô-dét không ốm”): Phăng-tin bán răng lấy tiền chưa bệnh cho con.

- Phần 4 (còn lại): Cuộc sống tuyệt vọng của Phăng-tin và quết định làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi - ê của cô.

e. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

- Giá trị nội dung: Đoạn trích nói tình mẫu tử cao cả của người mẹ khốn khổ, bất chấp hi sinh mọi thứ để đánh đổi những điều tốt đẹp nhất dành cho đứa con gái tội nghiệp. Qua đó, ta thấy đoạn trích như một bức tranh hiện thực nói lên góc khuất của xã hội lúc bấy giờ về những mảnh đời éo le, đáng thương.

- Giá trị nghệ thuật:  Lối viết tiểu thuyết thu hút, độc đáo; Ngôn ngữ dễ hiểu và tinh tế;  Xây dựng nhân vật và khắc họa chân thực.

Soạn văn 11 bài Thực hành đọc hiểu Tấm lòng người mẹ ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Trong khi đọc


Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Truyện sử dụng ngôi kể nào?

Lời giải

Truyện sử dụng ngôi kể thứ ba.


Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Câu đầu và câu cuối phần 1 nói lên điều gì về Phăng - tin?

Lời giải

Câu đầu và câu cuối phần (1) nói lên tình cảnh lâm vào khó khăn, đang sống trong nợ nần khổ sở của Phăng-tin.


Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phần 2 kể về sự việc gì?

Lời giải

Phần 2 kể về việc Phăng - tin cắt đi mái tóc của mình để mua chiếc áo leo ấm áp cho con mình nhưng vợ chồng Tê - nác - đi - ê lại không đưa cho Cô - dét mặc mà cho Ê - pô - nin.


Câu 4 (trang 86, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Sự việc nào được kể trong phần 3?

Lời giải

Phần 3 thuật lại sự việc Phăng - tin bị vợ chồng Tê - nác - đi - ê lừa phải dùng răng của mình đổi lấy 2 đồng vàng chữa bệnh cho con.


Câu 5 (trang 88, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chi tiết hai đồng vàng có ý nghĩa gì với Phăng-tin?

Lời giải

Hai đồng vàng mang ý nghĩa: Hai đồng ấy có thể cứu giúp, chữa bệnh cho con gái của mình.

=>> Hi sinh cao cả của một người mẹ


Câu 6 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Việc Phăng-tin đọc lại bức thư một lần nữa nói lên điều gì?

Lời giải

Việc Phăng-tin đọc lại bức thư một lần nữa cho thấy: Sự đau khổ, tuyệt vọng, những thương cảm của cô khi nghĩ về đứa con gái bé bỏng của mình.


Câu 7 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phần 4 cho thấy điều gì về cuộc sống của Phăng - tin sau khi bán tóc, bán răng?

Lời giải

Phần (4) cho thấy cuộc sống của Phăng-tin càng lúc càng lầm vào hoàn cảnh khốn khổ, những bế tắc tột cùng khiến cô phải bán tóc, bán răng, hơn nữa nghịch cảnh đã khiến chị túng quẫn, không còn giữ gìn bản thân quyết định đi làm gái bán dâm.


Câu 8 (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hình dung tâm trạng của Phăng-tin sau khi đọc thư nhà Tê-nác-đi-ê.

Lời giải

Sau khi đọc thư tâm trạng của Phăng-tin vô cùng đau khổ, tự giày vò bản thân mình, bất lực không thể làm gì được.

2. Sau khi đọc


Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là gì?

Lời giải

Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ: nói về những việc làm của người mẹ đầy xót thương, phải bán tất cả , thậm chí bán luôn cả giá trị con người để nuôi đứa con.


Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Xác định và phân tích tình huống truyện, các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải

- Tình huống truyện: Phăng-tin, một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng, chủ nợ đòi tiền hối thúc liên tục và bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê giày vỏ khi luôn viết thư thôi thúc, đòi tiền để nuôi con gái nàng, Cô-dét. Truyện được đẩy đến cao trào dần dần bắt đầu từ việc nàng bán tóc, sau đó bán răng và túng quẫn quá nàng đã quyết định đi bán dâm để gửi tiền về nuôi đứa con gái tội nghiệp.

- Chi tiết về không gian: trong một căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng độ, “kẻ nghèo khổ chui vào buồng mình ở cũng như đi sâu vào số mệnh, càng vào càng phải cúi rạp lưng xuống”

- Chi tiết về thời gian: buổi chiều, ban tối, trời chưa sáng.

- Ý nghĩa của tình huống truyện và những chi tiết đó: giúp lột tả được tâm trạng đau khổ, bị dồn đến mức đường cùng của người mẹ, chỉ cần nghĩ đến hình ảnh đứa con “thơ ngây yêu dấu”, chị có thể hi sinh tất cả.


Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Trong đoạn trích, Phăng - tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?

Lời giải

- Hoàn cảnh: Phăng - tin mang thân phận của phụ nữ nghèo khổ gánh trên vai số nợ lớn đang cố gắng nỗ lực sống, làm việc kiếm tiền để gửi về quê cho gia đình chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Hết lần này đến lần khác chị bị dồn ép và phải trả giá bằng nhiều thứ chỉ để có tiền gửi về nuôi và chữa bệnh cho con. Thế nhưng chị không biết đứa con của mình phải sống khổ cực ra sao và số tiền mình liều mạng có được đều vào túi hai vợ chồng tham lam.

- Hành động: Chị đã cắt đi mái tóc, nhổ răng để có tiền mua áo và chữa bệnh cho con, làm gái điếm để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi - ê.

→ Thể hiện chị là một người mẹ vĩ đại, một người mẹ hết mực yêu thương con của mình, chị sẵn sàng đánh đổi tất cả để cho con mình được sống tốt và khỏe mạnh hơn. Đồng thời chị được coi là tượng đài vĩ đại cho sự hi sinh cao cả của sứ mệnh người mẹ thời bấy giờ.

Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.

Lời giải

Đoạn trích thể hiện tư tưởng nhân đạo đặc sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương của tác giả đối với những người khốn khổ, bất hạnh. Đoạn trích chất chứa bao nỗi niềm thống khổ của một số phận có cuộc sống éo le, thể hiện khát vọng về cuộc sống với bao tình yêu thương giữa người với người.

Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai tác giả này.

Lời giải

- Giống nhau:

- Hai nhân vật trên đều vì gánh chịu những định kiến vô nhân tính từ xã hội và rồi tha hóa họ đến nỗi mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Dù có bị những định kiến, những khó khăn bao phủ nhưng trong họ vẫn tồn tại những vì tinh tú để san sẻ những điều đó. Trong Chí Phèo có sự xuất hiện của Thị Nở cho hắn có cơ hội hoàn lương. Phăng - tin cũng vậy, cô lấy hình ảnh những đứa con ngây thơ trong sáng để làm mục tiêu sống và cho cô có niềm tin ở cuộc sống này hơn.

- Khác nhau:

+ Phăng – tin: Cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức sa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm "gái điếm".

=>> Mất giá trị con người (người con gái)

+ Chí Phèo: Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.

=>> Tiêu cực, lựa chọn cuối cùng của cuộc sống.

Câu 6 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ?

Lời giải

Nội dung đoạn trích cho em hiểu được bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ đầy những vấn đề nhức nhối, đầy dãy những oan trái, bất công, đầy đọa những con người vô tội.

=>> Thông qua nhân vật Phăng-tin đã dám hy sinh tất cả, sẵn sàng nuôi đứa con bị bỏ rơi, nhà văn đã thành công nổi bật vẻ đẹp của một người mẹ và cái bóng của lý tưởng đẹp trong một xã hội vô cảm.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question