Soạn văn 11 bài Thực hành đọc hiểu Anh hùng tiếng đã gọi rằng ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài Thực hành đọc hiểu Anh hùng tiếng gọi đã rằng ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.


I. Tác giả - tác phẩm

1.Tác giả

- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long Hà Nội

- Cuộc đời từng trải phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Tác phẩm tiêu biểu bằng chữ Hán: Gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

+ Tác phẩm tiêu biểu bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.

- Phong cách sáng tác:

+ Xoay quanh các tác phẩm mang giá trị tư tưởng nhân đạo, đề cao giá trị nhân văn của con người, các tác phẩm đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống con người, nhất là những người mang số phận nhỏ bé bất hạnh

+ Lên án tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Đoạn trích nằm trong tác phẩm Truyện Kiều, từ câu 2419 đến 2450.

- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thuộc thể loại: thơ lục bát.

b. Thể loại 

- Thuộc thể thơ lục bát

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

d. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến …là tam cam lòng): Cuộc trò chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

- Phần 2 (phần còn lại): Khẳng định vẻ đẹp anh hùng đích thực của Từ Hải trong cuộc chiến công.

e. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

+ Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí. Qua đó, nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.

  • Giá trị nghệ thuật

+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng các từ Hán Việt đã góp phần miêu tả cốt cách phi thường của nhân vật Từ Hải đã khắc họa thành công một hình tượng con người mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ.

Soạn văn 11 bài Thực hành đọc hiểu Anh hùng tiếng đã gọi rằng ngắn nhất

II. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa.

1.Trong khi đọc 


Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý cách xưng hô của Thúy Kiều khi đối thoại với Từ Hải

Lời giải

- Khi xưng hô với Từ Hải, Thúy Kiều đặt bản thân nàng vào vị trí của một người con gái yếu đuối và Từ Hải là bậc anh hùng, là người quyết đoán đã giúp nàng trả thù. Vì thế Từ Hải được coi vị ân nhân mà Thúy Kiều vô cùng coi trọng.

- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi đối thoại với Từ Hải: khiêm nhường, nhỏ nhẹ, chân thành, đầy tình nghĩa, lời nói bày tỏ lòng biết ơn.


Câu 2 (trang 49, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?

Lời giải

- Qua lời nói ta thấy được Từ Hải:

+ Là một người chí nghĩa, thấu hiểu được nỗi đau riêng và ước mong của Kiều.

+ Là một người có tiếng một phương, giàu nghĩa khí và có lòng tốt, sẵn lòng giúp Kiều trả ơn báo oán. Từ Hải giúp Kiều mà không cần nàng cảm tạ, tri ân.

Câu 3 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý hành động và kì tích của Từ Hải.

Lời giải

- Từ Hải cùng đội quân hùng hậu đi đến đâu hùng hổ như vũ bão “trúc chẻ mái tan”, binh uy thì “sấm ran trong ngoài”. Chàng gây dựng nên triều đình làm bá chủ một phương, bày binh bố trận rõ ràng. Từ Hải đánh đâu thắng đấy, càn quét cả “năm thành cõi nam”.

- Hành động và kì tích của Từ Hải

+ Hành động: Từ Hải mang sức mạnh phi thường, thể hiện qua những động từ: “che”, “rạch”, “quét”, “đạp”, qua những hình ảnh mang sức mạnh của thiên nhiên, những hình ảnh mang vẻ đẹp sử thi: “trúc chẻ ngói tan”, “sấm ran trong ngoài”, “gió quét mưa sa”.

+ Kì tích: Từ Hải cũng là phi thường, xuất chúng: “Triều đình riêng một góc trời / Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, “Huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam”, “Nghênh ngang một cõi biên thuỳ”, “Năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Kì tích của Từ Hải được dựng lên bằng những hình ảnh mang tầm vóc non sông, vũ trụ: “góc trời”, “sơn hà”, “biên thuỳ”, “hải tần”.

=>> Nguyễn Du đã tái hiện hình ảnh Từ Hải oai phong lẫm liệt như vị thần linh huyền thoại, như bậc anh hùng sử thi.

2. Sau khi đọc


Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.

- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …là tam cam lòng): Cuộc trò chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

+ Phần 2 (phần còn lại): khẳng định vẻ đẹp anh hùng đích thực của Từ Hải trong cuộc chiến công.


Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thuý Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hô đó giúp em hiểu gì về Thuý Kiều?

Lời giải

- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình: tự ti, tự nhận mình hèn mòn, nhỏ bé.

- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về Từ Hải: khiêm nhường, nhỏ nhẹ, chân thành, đầy tình nghĩa, Kiều tôn vinh Từ Hải như bậc cứu nhân độ thế rửa sạch oan khiên. Đặc biệt Từ Hải trong tâm trí Kiều còn mang tầm vũ trụ, phi phàm.


Câu 3 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nêu nhận xét về tính cách của nhân vật này

Lời giải

- Hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích:

+ Lí tưởng: Từ Hải giúp Kiều báo ân, báo oán là một việc làm đầy nghĩa khí như các anh hùng hảo hán xưa nay vẫn coi trọng. Với Từ hải, không thể dung tha mọi “bất bằng” tội ác ở đời “anh hùng tiếng đã gọi rằng/ giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”. Câu nói vang lên đĩnh đạc, hào hùng thể hiện một lí tưởng anh hùng tuyệt đẹp, như một lời tuyên chiến với mọi cái ác, cái bất công ở đời.

+ Lời nói: Đanh thép, ngang tàng, ngang nhiên thách thưc, tự coi minh là "quốc sĩ", nghĩa là kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là "anh hùng".

+ Hành động: Từ Hải mang sức mạnh phi thường, thể hiện qua những động từ: “che”, “rạch”, “quét”, “đạp”, qua những hình ảnh mang sức mạnh của thiên nhiên, những hình ảnh mang vẻ đẹp sử thi: “trúc chẻ ngói tan”, “sấm ran trong ngoài”, “gió quét mưa sa”.

+ Kì tích: Từ Hải cũng là phi thường, xuất chúng: “Triều đình riêng một góc trời / Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, “Huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam”, “Nghênh ngang một cõi biên thuỳ”, “Năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Kì tích của Từ Hải được dựng lên bằng những hình ảnh mang tầm vóc non sông, vũ trụ: “góc trời”, “sơn hà”, “biên thuỳ”, “hải tần”.


Câu 4 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì và có vị trí như thế nào trong tác phẩm Truyện Kiều?

Lời giải

- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng mang chủ đề ca ngợi lí tưởng anh hùng thông qua nhân vật Từ Hải

+  Từ Hải là một con người chí tình chí nghĩa, sống và chiến đấu vì lí tưởng và khát vọng tự do, lẽ công bằng. Thông qua đó, thể hiện khát vọng tự do, ước mơ công lí của Nguyễn Du.

- Vị trí trong tác phẩm truyện Kiều:

+ Nhân vật Từ Hải là một khám phá đầy sáng tạo của Nguyễn Du: từ một hảo hán trong “Kim Vân Kiều truyện” trở thành một anh hùng đích thực trong “Truyện Kiều”. Vì thế sự đóng góp của nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều đóng góp vị trí quan trọng và dánh dấu phát hiện mới của Nguyễn Du.


Câu 5 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.

Lời giải

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ở đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng:

+ Sử dụng các từ Hán Việt để góp phần miêu tả cốt cách phi thường của nhân vật Từ Hải.

+ Kết hợp giữa sự sáng tạo và yếu tố hiện thực khắc họa thành công một hình tượng con người mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ở đoạn trích Trao duyên:

+ Sử dụng những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, ngôn ngữ kể phong phú thep mạch cảm xúc.

+ Độc thoại nội tâm nhân vật có sức thuyết phục cao xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question