Soạn văn 11 bài Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái ngắn nhất

Hướng dẫn Soạn văn 11 bài Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái ngắn nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 cánh diều chi tiết, đầy đủ bám sát chương trình học.

Soạn văn 11 bài Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái ngắn nhất

I. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

1. Trong khi đọc


Câu 1 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phần mở đầu nêu lên vấn đề gì?

Lời giải

Phần mở đầu đặt vấn đề: nhận định của mọi người về Tạ Quang Bửu.


Câu 2 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý các lĩnh vực mà Giáo sư Bửu hiểu biết

Lời giải

- Lĩnh vực: Cử nhân toán, Thể thao, Âm nhạc, hội họa, kiến trúc, Tiếng Anh.


Câu 3 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tại sao Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán?

Lời giải

Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán vì ông muốn hiểu sâu sắc về văn hóa Việt Nam và phương Đông.


Câu 4 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Điều gì khiến Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc?

Lời giải

Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc vì thấy Tạ Quang Bửu dù bận rộn với công việc vẫn dành ra thời gian để đọc sách.


Câu 5 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa gì?

Lời giải

Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa khẳng định ông Tạ Quang Bửu là một người thông minh. Sự thông minh của ông đấy được cả người ngoại quốc khẳng định.


Câu 6 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý các bằng chứng về năng lực ngoại ngữ của Giáo sư Bửu.

Lời giải

- Giáo sư Bửu học ba tháng đã đọc được tiếng Nga sau đó dịch ngay ra tiếng Pháp.

- Giáo sư đọc hẳn tiếng Ba Lan và thuyết trình cho mọi người về nghiên cứu toán cho thầy giáo dạy toán ở các trường đại học Hà Nội.

- Giáo sư giúp Bác soạn những bức công hàm gửi nước ngoài bằng Tiếng Anh.


Câu 7 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nội dung chính của phần 2 là gì?

Lời giải

Nội dung chính của phần 2 là: Những giá trị mà Tạ Quang Bửu để lại.


Câu 8 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng gì?

Lời giải

Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng thể hiện sự tôn trọng, cũng như một lần nữa khẳng định Tạ Quang Bửu là một nhà thông thái, sống hết mình và nhận được yêu quý, kính trọng của nhiều người.

2. Sau khi đọc 


Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Xác định đề tài, bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái.

Lời giải 

- Đề tài của tác phẩm là: Văn bản viết về phong cách, lối sống, quan điểm sống và tài năng, thành tựu của Tạ Quang Bửu.

- Bố cục gồm hai phần chính:

+ Phần 1: Đề cập đến phong cách, lối sống của Tạ Quang Bửu

+ Phần 2: Các thành tựu và giá trị mà Tạ Quang Bửu để lại cho đến ngày nay.


Câu 2 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Thống kê và tìm hiểu thông tin về các nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết. Các nhân vật ấy có đặc điểm chung nào?

Lời giải 

- Các nhân vật liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết:

+ Nhà ngôn ngữ - toán học Nô-am Chom-xki được tạp chí Mỹ Newsweek vinh danh là "một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XX".

+ Ông Nguyễn Xuân Huy từng công tác cùng đơn vị với Giáo sư Tạ Quang Bửu.

+ Mi-ku-xin-xki là một nhà toán học người Ba Lan.

+ Nguyễn Xiển là một nhà hoạt động chính trị , người thầy dạy toán kì cựu.

+ Giáo sư Lê Văn Thiêm Lê Văn Thiêm, là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư toán học và là một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20.

+ Phan Đình Diệu, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học toán học nổi tiếng của nước ta.

→ Các nhân vật được tác giả nhắc đến nhìn chung đều là những người học rộng tài cao và họ đều khâm phục ông Tạ Quang Bửu.


Câu 3 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trên đây có tác dụng gì?

Lời giải

– Văn bản tập trung làm sáng tỏ Giáo sư Tạ Quang Bửu là người thầy rất thông thái, uyên bác.

- Ý tưởng nêu trên của bài viết được trình bày theo trình tự: tông, phân, hợp (nêu nhận xét khái quát, sau đó phân tích và chứng minh cụ thể, cuối bài nêu suy nghĩ khái quát của cá nhân người viết).

- Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật (các nhà khoa học) trong văn bản có tác dụng tăng tính thuyết phục và làm rõ sự thông thái của Giáo sư Tạ Quang Bửu.


Câu 4 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.

Lời giải

- Các câu văn trong phần 2 như:

+ "nhà thông thái của chúng ta....": Nói lên sự tôn kính của tác giả với Giáo sư Tạ Quang Bửu.

+ "Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc": Tác giả đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để vơi bớt những đau thương

→ Đó là sự kính trọng của tác giả với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những thành tựu mà giáo sư tạo ra. Đồng thời thể hiện niềm tiếc nuối và thương cảm với sự ra đi của giáo sư Tạ Quang Bửu.


Câu 5 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một ví dụ về phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam mà em biết trong cuộc sống hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Lời giải

- Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức:

+ Về cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu.

+ Về những thành tựu, những giá trị mà Tạ Quang Bửu để lại

=>> Từ đó em rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.

- Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là:

+ Yêu nước, đoàn kết, yêu thương, cần cù, siêng năng, hiếu học

+ Trung thực, lòng tự trọng, lòng nhân ái, kiên nhẫn, sự cống hiến, sự tử tế, và tinh thần hợp tác

=>> Để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó, em cố gắng học tập thật giỏi và rèn luyện những đức tính đó thông qua những lời Bác dạy, những mẩu chuyện về cuộc sống của Bác.


Câu 6 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Lời giải

Một trong những cá nhân tiên phong đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự của Việt Nam, không thể không nhắc đến Tạ Quang Bửu. Tạ Quang Bửu (1910 - 1986) ông là một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam từ khi đất nước có độc lập Tạ Quang Bửu không hổ danh là “nhà thông thái trong thời đại Hồ Chí Minh”. Ông là người đặt nền móng cho sự phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ nước nhà. Ông đã trở thành nhà chính trị tài ba của nước ta khi nước ta giành độc lập năm 1945. Đến năm 1972, khi thực dân Pháp đánh phá, ông đã trực tiếp tham gia nghiên cứu khí tài phá bom chặn đứng sự viện trợ quốc tế cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân ta. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, ông còn đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Trên tinh thần tự chủ, tự lực, ông xa lìa với kiến thức lý thuyết suông, ông phế phán gay gắt thói hư danh, giả tạo. Ông không ngừng học hỏi, lĩnh hội kiến thức để thực hành chứ không phục vụ thi cử. Ông làm tấm gương sáng với nhiều tài năng trên mọi lĩnh vữ từ toán học, nghệ thuật đến ngoại ngữ. Ông không ngừng đọc sách, làm việc cả ngày lẫn đêm đến sinh bệnh. Vào đêm ngày 14/08/1986, ông “ngừng làm việc” do bị dối loạn tuần hoàn não. Dù ông ra đi nhưng để lại vô vàn sự kính trọng, niềm tiếc thương vô hạn cho một bậc anh tài, kiệt suất của đất nước.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question